"Nói phải củ cải cũng nghe"- Tục ngữ Việt Nam.

Nguyên tác: The Robe of Peace

truyện ngắn O Henry

https://americanliterature.com/author/o-henry/short-story/the-robe-of-peace

Johnny Bellchambers, người nổi tiếng, thuộc về nhóm người giàu sang thực sự. Không có bất kỳ sự phô trương thời thượng, họ không phải gắng sức thu hút sự chú ý bằng cách khoe khoang giàu có một cách lập dị và thể hiện rằng anh ta vẫn hoàn toàn quen thuộc trong tất cả mọi thứ đã tạo ra ánh sáng vẻ vang cho địa vị cao của anh ta trong bậc thang xã hội.

Đặc biệt là anh ấy tỏa sáng trong vấn đề ăn mặc. Trong chuyện này, anh ta là nỗi thất vọng của những kẻ bắt chước. Luôn chính xác, chải chuốt, chỉnh chu và sở hữu một tủ quần áo không giới hạn, anh được thừa nhận là người đàn ông ăn mặc đẹp nhất ở New York, và do đó, đẹp nhất nước Mỹ. Không một thợ may nào ở xứ Gotham (tiếng thông tục gọi New York) lại không coi là một ân huệ quý giá khi được đặc ân may quần áo cho Bellchambers dù không cần nhận một xu tiền công. Khi anh ấy mặc chúng, chúng sẽ là một quảng cáo vô giá. Quần tây là niềm đam mê đặc biệt của anh ấy. Ở đây không có gì hoàn hảo mà anh ấy không nhận thấy. Anh ta sẽ phát hiện chiếc quần hơi có đốm vết nhanh như khi anh ta nhìn thấy một vết nhăn. Anh ta giữ một người thợ trong căn hộ của mình luôn bận rộn với việc cung cấp nguồn trang phục dồi dào cho mình. Bạn bè của anh ấy nói rằng ba giờ là thời gian tối đa anh ấy sẽ thay bộ đồ khác.

Những bí ẩn nối tiếp nhau liên tục trong một thành phố lớn đến nỗi công chúng đọc sách và những người bạn của Johnny Bellchambers đã không còn ngạc nhiên trước sự biến mất đột ngột không rõ nguyên nhân của anh gần một năm trước. Bí ẩn đặc biệt này hiện đã được làm sáng tỏ, nhưng lời giải lạ lùng và khó tin đối với tâm trí của một người bình thường đến nỗi chỉ một số ít người riêng có liên hệ chặt chẽ với Bellchambers mới tin chắc hoàn toàn.

Bellchambers biến mất rất đột ngột. Trong ba ngày, sự vắng mặt của anh ta không khiến bạn hữu náo động, và sau đó họ mới bắt đầu thực hiện các phương pháp tìm hiểu thông thường. Tất cả chúng đều thất bại. Anh hoàn toàn không để lại dấu vết. Sau đó, việc tìm kiếm động cơ mất tích đã được bắt đầu, nhưng không ai tìm thấy chút gì. Anh không có kẻ thù, không mắc nợ, không có phụ nữ. Anh có vài nghìn đô la tín dụng trong ngân hàng đủ xài. Anh chưa bao giờ thể hiện bất kỳ xu hướng nào như tâm thần lập dị; trên thực tế, anh ấy là người đặc biệt điềm tĩnh và có tính khí cân bằng. Mọi phương tiện để truy tìm người đàn ông biến mất đã được tận dụng, nhưng vô ích. Đó là một trong những trường hợp như vậy – ngày càng nhiều hơn vào những năm gần đây – khi mà những người đàn ông dường như đã biến mất tăm như ngọn lửa của một cây nến thậm chí không để lại một vệt khói làm bằng chứng.

Vào tháng Năm, Tom Eyres và Lancelot Gilliam, hai người bạn cũ của Bellchambers, đã thực hiện một chuyến đi nhỏ sang lục địa bên kia. Trong khi đi tìm kiếm ở Ý và Thụy Sĩ, một ngày nọ, họ tình cờ nghe được tin về một tu viện trên dãy Alps ở Thụy Sĩ hứa hẹn một điều gì đó ngoài những điểm thu hút khách du lịch bình thường. Tu viện gần như không thể đến được đối với những người ngắm cảnh bình thường, nằm trên một đỉnh núi cực kỳ hiểm trở và dựng đứng. Những điểm hấp dẫn mà nó sở hữu không được quảng cáo, trước tiên, là một thứ độc quyền và thiêng liêng được tạo ra bởi các thầy tu được cho là vượt xa dòng tu Benedict và dòng thánh Bruno. Tiếp theo là một chiếc chuông đồng khổng lồ được đúc nguyên chất và chính xác đến nỗi nó đã không ngừng phát ra âm thanh kể từ lần đầu tiên rung lên cách đây ba trăm năm. Cuối cùng, người ta khẳng định rằng chưa từng có người Anh Mỹ nào đặt chân vào bên trong các bức tường của nó. Eyres và Gilliam quyết định rằng cần phải điều tra xác minh ba tin đồn này.

Họ mất hai ngày với sự hỗ trợ của hai người dẫn đường để đến được tu viện thánh Gondrau. Ngôi tu viện đứng trên một vách đá lạnh cóng, gió quét với tuyết chất đống xung quanh nó thành những khối trôi dạt thay đổi không lường được. Họ được những người tín hữu anh em có nhiệm vụ tiếp đãi những vị khách không thường xuyên một cách hiếu khách. Họ uống loại rượu bổ quý giá  nhưng hiếm khi thấy nó mạnh mẽ và hứng khởi lên. Họ lắng nghe tiếng chuông vĩ đại, không ngừng vang vọng và biết rằng họ là những du khách tiên phong trong những bức tường đá xám đó, vượt qua những người nói tiếng Anh mà đôi chân không nghỉ của họ đã giẫm lên gần như mọi ngóc ngách trên trái đất.

Vào lúc ba giờ chiều, họ đến nơi, hai chàng trai New York đứng lại với Cristofer tín hữu tu viện tốt bụng trong hành lang lớn, lạnh lẽo của tu viện để xem các tu sĩ đi ngang qua trên đường đến nhà ăn. Họ đi chậm rãi, bước đi từng cặp hai người một, cúi đầu, giẫm chân không ồn ào trên những lá cờ bằng đá thô ráp. Khi đoàn người chậm rãi đi qua, Eyres bất ngờ nắm chặt cánh tay Gilliam. “Nhìn này,” anh thì thầm, háo hức, “nhìn cái người đang đối diện với cậu bây giờ – người ở phía bên này, với bàn tay đặt ở thắt lưng – nếu đó không phải là Johnny Bellchambers thì tôi đã không bao giờ nhìn thấy anh ấy!”.

Gilliam nhìn bạn và nhận thấy chiếc kính thời trang đã mất.

“Trời đất ơi,” anh ta nói, ngạc nhiên, “anh Bell già đang làm gì ở đây hả? Tommy, chắc chắn không thể là anh ta! Chưa bao giờ nghe nói về việc Bell rẽ bước theo đạo giáo. Sự thật là, tôi đã nghe anh ta nói những chuyện, như là một cỗ xe tứ mã hầu như không bị trói buộc nó sẽ đưa anh ta ra hầu tòa trước bất kỳ nhà thờ nào”.

“Không nghi ngờ gì nữa, đó là Bell,” Eyres nói, chắc chắn đấy, “nếu không thì tôi đang rất cần một bác sĩ nhãn khoa. Nhưng hãy nghĩ đến Johnny Bellchambers, chánh án tối cao của hoàng gia trang phục thanh nhã và ông thánh sư Ấn Độ của món trà hồng, ở đây nơi cái Kho Lạnh Lẽo, làm lễ sám hối trong một chiếc áo choàng tắm xỉn màu! Tôi không thể tương tượng được. Hãy hỏi cậu bé lớn tuổi vui tính đang làm những việc tôn kính kia”.

Chúng tôi khẩn khoản nài nỉ anh tín hữu Cristofer cung cấp thông tin. Vào thời điểm đó, các nhà sư đã đi vào nhà ăn. Anh không thể kể về người mà chúng tôi gọi tên là Bellchambers. A, những người anh em tín hữu của Thánh Gondrau đã từ bỏ tên họ thế gian của họ khi tuyên thệ. Các quý ông muốn nói chuyện với một trong những người tín hữu anh em ư? Nếu khách đến nhà ăn và chỉ ra người họ muốn gặp, vị trụ trì đáng kính có thẩm quyền không nghi ngờ gì thì sẽ cho phép điều đó.

Eyres và Gilliam đi vào phòng ăn và chỉ cho tín hữu Cristofer người đàn ông mà họ đã thấy. Vâng, đó là Johnny Bellchambers. Họ đã thấy rõ khuôn mặt của anh lúc này, khi anh ngồi giữa những người tín hữu lầm lì, không bao giờ nhìn lên, uống nước luộc thịt trong một cái bát thô màu nâu.

Hai du khách được phép nói chuyện với một trong những tín hữu sau khi được sư trụ trì đồng ý, và họ đợi anh ta đến trong phòng tiếp tân. Khi anh ta đến, bước nhẹ nhàng trên đôi dép của mình, cả Eyres và Gilliam đều nhìn anh ta với vẻ bối rối và kinh ngạc. Đó là Johnny Bellchambers, nhưng anh ấy có một vẻ mặt khác. Trên khuôn mặt nhẵn nhụi của anh ta là biểu hiện của sự bình yên không gì sánh được, của sự thành đạt đến say mê, của hạnh phúc trọn vẹn và hoàn hảo. Hình dáng anh ta thẳng thắn một cách kiêu hãnh, đôi mắt anh ta ánh lên một tia sáng thanh thoát và tao nhã. Anh ấy vẫn gọn gàng và chỉnh chu như những ngày xưa ở thành New York, có điều bây giờ anh ấy ăn mặc khác làm sao! Bây giờ anh ta dường như chỉ mặc một bộ quần áo duy nhất – một chiếc áo choàng dài bằng vải thô màu nâu, được thu gọn lại bằng một sợi dây ở thắt lưng, và rơi xuống thành những nếp gấp thẳng, lỏng lẻo gần đến chân. Anh ta bắt tay những vị khách của mình với thái độ thoải mái và duyên dáng như xưa. Nếu có bất kỳ sự bối rối nào trong cuộc gặp đó, thì Johnny Bellchambers đã không biểu lộ ra. Căn phòng không có chỗ ngồi; họ đứng mà trò chuyện.

“Rất vui được gặp anh, anh bạn già,” Eyres nói, hơi ngượng nghịu.”Tôi không mong tìm thấy anh ở tận đây. Dù sao thì cũng không phải là một ý kiến tồi. Xã hội là một thứ giả tạo kinh khủng. Đó phải là một sự giải tỏa để rũ bỏ cơn lốc phù phiếm chóng mặt và lui về để… suy ngẫm và – ờ – cầu nguyện và hát thánh ca, và những thứ gì đó.

“Ồ, thôi đi, Tommy,” Bellchambers vui vẻ nói. “Đừng sợ rằng tôi sẽ đi vòng quanh cái đĩa. Tôi đã xem xét kỹ những điều gì làm nên sự thanh thản của những chàng trai già này, vì họ là quy tắc. Tôi mang tên là “Tín hữu Ambrose” ở đây, bạn biết đấy. Tôi chỉ có mười phút để nói chuyện với các bạn… Bạn đang mặc áo gi-lê kiểu mới, phải không, Gilliam? Người ta đang mặc những thứ đó ở Broadway hả ? “.

“Vẫn là Johnny cũ ngày xưa,” Gilliam vui vẻ nói. “ôi quỷ thiệt – Ý tôi là tại sao…Ồ, quỷ tha ma bắt thiệt ! Cậu làm vậy để làm gì, ông bạn già?”.

“Hãy lột bỏ áo choàng tắm đi,” Eyres gần như rưng rưng nước mắt nài nỉ “và quay trở lại với chúng tôi. Đám đông già sẽ rất cuồng nhiệt khi gặp cậu. Đây không phải là con đường của cậu, Bell à. Tôi biết nửa tá cô gái đã mặc bộ đồ thô may bằng xơ vỏ cây liễu trong lặng lẽ khi cậu làm tất cả chúng tôi bàng hoàng không thể hiểu được. Hãy nộp đơn từ bỏ đi, hoặc nhận một giấy giải trừ tôn giáo, hoặc bất cứ điều gì cậu phải làm để được ra khỏi cái nhà máy nước đá này. Cậu sẽ mắc bệnh nhiều đàm ở đây thôi, Johnny… và…Chúa ơi! Cậu không mang đôi tất nào ! “.

Bellchambers nhìn xuống đôi chân đi dép của mình và mỉm cười.

“Các bạn không hiểu,” anh nói, nhẹ nhàng. “Thật tử tế khi bạn muốn tôi quay trở lại, nhưng cuộc sống cũ sẽ không bao giờ biết đến tôi nữa. Tôi đã đạt được mục tiêu tất cả những tham vọng của mình ở nơi đây. Tôi hoàn toàn hạnh phúc và mãn nguyện. Tôi sẽ ở lại đây cho những ngày còn lại của mình. Bạn thấy chiếc áo choàng mà tôi mặc này không? “. Bellchambers thận trọng chạm vào chiếc áo được buông thẳng: “Cuối cùng thì tôi cũng đã tìm thấy thứ gì đó không bó dính vào đầu gối. Tôi đã đạt được…”.

Vừa lúc đó, tiếng chuông đồng lớn trầm sâu vang khắp tu viện. Chàng “tín hữu Ambrose” cúi đầu, quay người và rời khỏi phòng mà không nói thêm một lời nào. Một cái vẫy tay nhẹ của anh khi anh đi qua ô cửa bằng đá như để nói lời từ biệt với những người bạn cũ. Họ rời tu viện và không gặp lại anh nữa.

Và đấy là câu chuyện mà Tommy Eyres và Lancelot Gilliam mang về từ chuyến lang thang châu Âu mới nhất của họ.

Hết

LỜI BÀN

Đoạn kết nhà văn thoáng nở một nụ cười hài hước:

Tôi chỉ có mười phút để nói chuyện với các bạn…Bạn đang mặc áo gi lê kiểu mới, phải không, Gilliam? Người ta đang mặc những thứ đó ở Broadway hả ? “.

BÀI THƠ VỀ RƯỢU WHISKY SCOTCH

Truyện ngắn O. Henry(chuyển ngữ, lần đầu tại VN)

Tài liệu này nhằm phân biệt đâu đó giữa thuyết giảng về sự điều độ rượu chè và “Hướng dẫn của người pha chế rượu”. Liên quan đến “hướng dẫn của người pha chế rượu”, đồ uống sẽ được làm nổi bật chủ đề khoa trương và được đặt ra một cách phong phú đầy đủ. Đồng ý với sự uống rượu điều độ sẽ là sự thú vị chẳng phải với kẻ nhậu say như hũ chìm sẽ chỉ biện luận quanh co.

Bob Babbitt đã “bỏ ngoài tai”. Điều đó có nghĩa là – như bạn sẽ phát hiện ra khi tham khảo từ điển ngôn ngữ không giới hạn của lối sống phóng túng – rằng anh ta đã “cắt cơn say;” rằng anh ta đã “kiêng rượu rồi”. Lý do dẫn đến thái độ phản đối đột ngột của Bob đối với “rượu rum của quỷ” – vì những người thành viên hội“đeo dải ruy băng trắng*[i]” (hội kiềm chế dục vọng) đã gọi nhầm tên rượu whiskey (xem “Hướng dẫn của người pha chế rượu”) nên cần được sự quan tâm của các nhà cải cách và người bán rượu.

Tuy nhiên, không bao giờ lặp lại nữa!

“Một ly nước khoáng có gaz” anh nói với người pha chế.

Một chút im lặng rơi xuống nhóm bạn thân của anh, những người đang chờ anh nhập bọn cùng họ.

“Làm hỏng chuyện gì hả Bob?” một trong số họ đã hỏi một cách lịch sự và trang trọng hơn những kẻ cao hứng đã từng gọi.

“Có đấy” Babbitt nói.

Một người trong nhóm tiếp tục mạch câu chuyện mà anh ta đang kể; người pha chế đẩy ra một hào và 5 xu lẻ thoái lại từ đồng 25 xu, không cần xã giao với nụ cười thông thường của mình; và Babbitt bước ra ngoài.

Giờ đây, Babbitt đã có một mái ấm và một người vợ – nhưng đó là một câu chuyện khác. Và tôi sẽ kể cho bạn câu chuyện đó, nó sẽ cho bạn thấy một thói quen tốt hơn và một câu chuyện tồi tệ hơn mà bạn có thể tìm thấy ở người đàn ông đã phát minh ra cách nói này.

Chuyện bắt đầu ở quận Sullivan, nơi có rất nhiều con sông và rất nhiều rắc rối bắt đầu – hoặc bạn sẽ nói điều đó như thế nào? Đó là tháng Bảy, Jessie là nữ sinh nội trú mùa hè tại khách sạn Mountain Squint, và Bob, người vừa tốt nghiệp đại học, đã gặp cô một ngày nọ – và họ kết hôn vào tháng Chín. Đó là cuốn tiểu thuyết thu gọn vắn tắt – chỉ uống một ngụm nước, và nó đã biến mất.

Tuy nhiên chỉ có những ngày tháng Bảy ấy!

Hãy để dấu chấm than giải thích nó, vì tôi sẽ không nói được. Để biết thông tin chi tiết, bạn có thể đọc kỹ cuốn “Romeo và Juliet”, và bài thơ sonnet cảm động của cố tổng thống Abraham Lincoln về chuyện”Bạn có thể đánh lừa một số người” và vân vân. Và các tác phẩm của nhà sinh học Darwin.

Tuy nhiên có một điều tôi phải nói với bạn. Cả hai người họ đều phát điên vì bài thơ tứ tuyệt của Omar*[ii]. Họ thuộc lòng từng câu hát chân thật chất phác cũ – không liên tục, dồn dập mà là nhặt chúng hết chỗ này đến chỗ khác khi bạn dùng nĩa cắm một miếng bít tết năm mươi xu trong nước xốt. Quận Sullivan đầy núi và cây cối; và Jessie đã từng ngồi trên chúng, và – xin hãy làm quen việc ngồi trên những tảng đá; và Bob có cách đứng sau lưng cô, đặt tay qua vai nắm lấy tay cô, và mặt anh gần với cô, và họ sẽ lặp đi lặp lại những câu thơ yêu thích về người dựng lều ngày xưa. Sau đó, họ chỉ nhìn thấy chất thơ và triết lý của những dòng chữ – thực sự, họ đồng ý rằng Thần Rượu chỉ là một tưởng tượng, và thứ được tôn vinh là thần thánh nào đó, hoặc có thể là Tình yêu Cuộc sống. Tuy nhiên, tại thời điểm đó, cả hai đều không được nếm thử món đi kèm với thực đơn giá rẻ định sẵn sáu mươi xu.

Tôi đã kể đến đâu nhỉ ? Ồ, họ kết hôn và đến New York. Bob đã xuất trình bằng tốt nghiệp đại học của mình và nhận một vị trí nhân viên trong văn phòng luật sư với mức lương 15 đô la một tuần. Vào cuối hai năm ấy, anh ấy đã làm việc với 50 đô la, và lần đầu tiên được nếm thử rượu loại Bohemia của người Bohemia di cư từ xứ Czech (Tiệp khắc) – loại rượu không chịu được các thử nghiệm về hàn the và dung dịch nước pha khí CH2O nặng mùi formaldehyde*[iii].

Họ có hai phòng đầy đủ tiện nghi và một cái bếp nhỏ. Đối với Jessie, đã quen với hương vị nhẹ nhàng nhưng đẹp đẽ của một thị trấn nông thôn, rượu Bohemia đóng cặn là đường và gia vị. Cô treo dây câu cá trên tường trong phòng, mua một chiếc tủ đựng đồ có kiểu dáng điệu đà và học chơi đàn banjo. Hai lần hoặc ba lần một tuần, họ dùng bữa với thực đơn 60 xu kiểu Pháp hoặc Ý trong một làn khói, và khoe khoang và để tóc không chải. Jessie đã học cách uống một ly cocktail để có được quả anh đào. Ở nhà cô ấy hút một điếu thuốc sau bữa tối. Cô học cách phát âm tiếng “Chianti” là rượu vang đỏ bằng tiếng Ý, và bỏ lại những quả ô liu cho người phục vụ nhặt. Có lần cô ấy cố gắng nói la, la, la! trong một đám đông nhưng chỉ đi được xa như người thứ hai. Họ đã gặp một hoặc hai cặp đôi khi đi ăn tối bên ngoài và trở nên thân thiện với họ. Tủ đựng đồ với rượu whiskey Scotch, lúa mạch đen và rượu mùi. Họ có những người bạn mới đến ăn tối và tất cả đều cười vu vơ lúc 1 giờ sáng. Một số lớp vữa rơi xuống căn phòng bên dưới họ và Bob phải bồi thường 4 đô 50 xu. Do đó, họ vui vẻ nhảy múa lên nhiều điệu rời rạc về nông thôn không có đường ranh giới hay cách thức nào cả.

Và chẳng bao lâu sau Bob đã hòa nhập với bạn bè của mình và học cách giữ bàn chân trên thanh ngang nhỏ cao hơn sàn sáu phân trong một giờ hoặc lâu hơn vào mỗi buổi chiều trước khi anh ta về nhà. Uống rượu luôn xoa dịu anh ta một cách đúng đắn, và anh ta sẽ đến phòng của mình một cách vui vẻ như một đứa bé bán cát. Jessie sẽ gặp anh ta ở cửa, và nói chung họ sẽ nhảy một điệu điên cuồng nào đó trên sàn nhà bằng điệu nhảy rigadoon sinh động. Một lần khi đôi chân của Bob trở nên bối rối và anh ta ngã nhào trên chiếc ghế đẩu để chân, Jessie đã cười rất tươi và lâu đến nỗi anh ta phải ném tất cả những chiếc gối đi văng về phía cô ấy để khiến cô ấy nín cười.

Trong cuộc sống khôn ngoan như vậy đang diễn ra nhanh chóng đối với họ vào cái ngày Bob Babbitt lần đầu tiên cảm nhận được sức mạnh mà người khác mang cho mình.

Nhưng chúng ta hãy quay lại với thịt cừu và nước xốt bạc hà.

Khi Bob về nhà vào buổi tối hôm đó, anh ta thấy Jessie trong chiếc tạp dề dài đang cắt một con tôm hùm cho vào nước xốt, kem, bơ, lòng đỏ trứng. Thông thường, khi Bob trở nên nhẹ nhàng sau giờ tại quán bar, sự chào hỏi của anh ấy rất vui nhộn, mặc dù thoang thoảng hơi rượu whiskey.

Bằng những tiếng la hét và những khúc hát đứt đoạn và những lời chứng thực âm thanh nhất định về niềm hạnh phúc về nhà đã ở trong lời tuyên bố về nhà của anh ấy. Khi cô nghe thấy tiếng chân của anh trên cầu thang, bà giúp việc già trong phòng đại sảnh luôn nhét bông vào lỗ tai bà ấy. Lúc đầu Jessie đã thu mình lại vì sự thô lỗ và mùi vị những lời chào say xỉn này, nhưng khi màn sương mù của lối sống phóng túng giả tạo dần bao phủ cô, cô đã chấp nhận chúng như lời chào chân thành và đúng mực của tình yêu.

Bob bước vào không nói một lời, mỉm cười, hôn cô một cách khéo léo nhưng yên ắng, cầm lên một tờ báo và ngồi xuống. Trong phòng khách, bà giúp việc già nút đầy bông vào hai tai đàng hoàng, lòng đầy lo lắng.

Jessie đánh rơi con tôm hùm và con dao, chạy đến với anh với ánh mắt sợ hãi.

“Có chuyện gì vậy, Bob, anh bị ốm à?”

“Không có gì, em yêu.”

“Vậy anh có chuyện gì chứ?”

“Không có gì.”

Nghe rõ rồi, các anh em. Khi cô ấy người-có-quyền-hỏi- bạn về một sự thay đổi, cô ấy nhận thấy trong tâm trạng của bạn cần thiết trả lời cô ấy như này: Hãy nói với cô ấy rằng bạn, trong cơn thịnh nộ bất ngờ, đã sát hại bà của bạn; nói với cô ấy rằng bạn đã ăn cướp của những đứa trẻ mồ côi và rằng sự hối hận đã làm bạn khó chịu; nói với cô ấy tài sản của bạn bị mất mát; rằng bạn đang bị bao vây bởi kẻ thù, bởi ngón chân sưng tấy, bởi bất kỳ kiểu liều mạng ác ý nào; nhưng đừng…nếu hòa bình và hạnh phúc có giá trị bằng một hạt cải đối với bạn … đừng trả lời cô ấy “Không có gì”.

Jessie quay lại với con tôm hùm trong im lặng. Cô ấy nhìn Bob đầy nghi ngờ. Anh ấy chưa bao giờ hành động như vậy trước đây.

Khi bữa tối trên bàn, cô dọn ra chai Scotch và những chiếc ly. Bob đã từ chối.

“Nói cho em biết sự thật, Jessie,” anh ta nói. “Anh đã bỏ rượu. Tất nhiên, em thì tùy thôi. Nếu em không phiền, anh sẽ uống ngay một loại nước có gaz”.

“Anh đã bỏ rượu à?” cô nói, nhìn anh điềm tĩnh và không chút buồn bã. “Để làm gì?”

Bob nói: “Nó không làm anh tốt chút nào. “Em không tán thành ý tưởng đó ư?”

Jessie hơi nhướng mày và nhún nhẹ một bên vai.

“Toàn bộ không tán thành,” cô ấy nói với một nụ cười như tạc. “Em không thể nhiệt tình khuyên bất kỳ ai uống rượu, hút thuốc hoặc huýt sáo vào Chủ nhật”.

Bữa ăn kết thúc gần như trong im lặng. Bob cố gắng nói chuyện, nhưng nỗ lực của anh ấy thiếu sự kích thích của những buổi tối hôm trước. Anh cảm thấy khổ sở, và một hoặc hai lần mắt anh đảo về phía cái chai, nhưng mỗi lần những lời mắng mỏ gay gắt của người bạn say xỉn của anh lại vang lên bên tai, và miệng anh tỏ ra kiên quyết.

Jessie cảm nhận được sự thay đổi sâu sắc. Bản chất cuộc sống của họ dường như đã đột ngột ra đi. Sự xúc động không ngừng nghỉ, sự vui vẻ giả tạo, sự phấn khích không tự nhiên của lối sống phóng túng giả tạo nơi họ từng sống trôi dạt trong không gian của tiếng nổ của một nút chai. Cô liếc những cái nhìn tò mò và thất vọng về Bob đang chán nản, người mang dáng vẻ tội lỗi của ít nhất là kẻ đánh vợ hoặc một bạo chúa trong gia đình.

Sau bữa tối, người giúp việc da màu hàng ngày đến làm những công việc lặt vặt, dọn dẹp đồ đạc. Jessie, với vẻ mặt khó hiểu, mang chai Scotch trở lại cùng những chiếc ly và một cái tô đựng những cục đá lạnh rồi đặt chúng lên bàn.

“Em hỏi được không,” cô ấy nói, với một vẻ lạnh lẽo trong giọng nói của mình, “liệu em có được đưa vào lòng tốt bất ngờ của anh không? Nếu không, em cũng sẽ làm một điều gì đó chính mình. Tối nay trời khá lạnh, vì một số lý do”.

“Ồ, đừng vậy chứ, Jess,” Bob nhân hậu nói, “đừng quá nặng nề với anh. Hãy tự lo thân, bằng mọi cách. Không có gì nguy hiểm khi em đã làm việc quá sức. Nhưng anh nghĩ rằng có  nguy hiểm với anh; và đó là tại sao anh lại bỏ rượu. Hãy giữ cái riêng của em, và sau đó chúng ta hãy tạm nghừng đàn banjo và thử sang điệu nhảy bước nhanh mới đó”.

“Em đã nghe rằng,” Jessie nói trong giọng điệu của một câu sấm, “uống rượu một mình là một thói quen nguy hại. Không, em không nghĩ rằng em muốn chơi đàn banjo vào buổi tối này. Nếu chúng ta cải thiện cuộc sống, chúng ta cũng có thể từ bỏ thói quen xấu xa chơi banjo vậy”.

Cô cầm lên một cuốn sách và ngồi vào chiếc ghế đung đưa kê gối nhỏ của mình ở phía bên kia bàn. Cả hai đều không nói chuyện trong nửa giờ.

Và rồi Bob đặt tờ báo xuống và đứng dậy với vẻ mặt lạ lùng, thẫn thờ và đi ra sau ghế của cô và vươn qua vai cô, nắm lấy hai tay cô, và úp mặt vào gần cô.

Trong một khoảnh khắc đối với Jessie, những bức tường có căn phòng treo đầy lưới đã biến mất, và cô nhìn thấy những ngọn đồi và những con đường mòn ở Hạt Sullivan. Bob cảm thấy tay cô run rẩy trên tay anh khi anh bắt đầu đọc câu thơ của Omar nhà thơ cũ xứ Iran Ba Tư:

Hãy đến, rót đầy cốc, và trong ngọn lửa mùa xuân

Chiếc áo của điệu múa ăn năn mùa đông:

Con chim thời gian chỉ có một đường bay nhỏ

để bay – và nhìn kìa! Con chim đang giương cánh !”

Và rồi anh ta bước đến bàn và rót chai rượu mạnh whiskey vào cái ly.

Nhưng trong khoảnh khắc đó, một cơn gió núi bằng cách nào đó đã tìm đến và thổi bay lớp sương mù trái mùa của lối sống phóng túng giả tạo.

Jessie nhảy lên và với một cú quẹt mạnh tay của cô ấy đã khiến chai rượu và đám ly rơi loảng xoảng xuống sàn. Chuyển động tương tự của cánh tay cô ôm quanh cổ Bob, nơi cánh tay gặp người bạn đời của mình và ôm chặt.

“Ôi, Chúa ơi, Bobbie – không phải câu thơ đó – bây giờ em hiểu rồi. Em không phải lúc nào cũng là một kẻ ngu ngốc như thế, phải không? Người khác kia, chàng trai …cái người đã nói: Hãy sửa lại thành mong muốn của Trái tim. Đọc câu đó – thành Mong muốn của Trái tim”.

– Anh biết bài đó, Bob nói. “Nó thế này:

A! Tình yêu của ta, lẽ nào ta và ngươi

cùng hắn đồng mưu

Để nắm được lời xin lỗi này

toàn bộ sự phối hợp chuyện đời

Chúng ta sẽ không …'”

“Hãy để em đọc nốt,” Jessie nói.

‘Chúng ta sẽ không phá vỡ nó thành từng mảnh, và sau đó

Làm cho nó gần với Mong muốn của Trái tim! “

“Nó vỡ tan tành rồi,” Bob nói, đạp lạo xạo vài mảnh ly dưới gót chân.

Trong một tầng nhà tối nào đó bên dưới, đôi tai chính xác của bà Pickens, bà chủ nhà, đã xác định được vị trí tiếng đập phá.

“Đó là anh Babbitt hoang dã điên cuồng khi trở về nhà lại say xỉn rồi,” bà nói. “Và anh ấy cũng có một cô vợ nhỏ xinh cũng say xỉn vậy !”

Hết

Ngày 30/9/2020

Chuyển ngữ PHN & NĐH

[iii] * Formaldehyde: một loại khí không màu, có mùi hăng khó chịu CH2O được sử dụng chủ yếu trong dung dịch nước như một chất khử trùng, chất bảo quản và trong việc tổng hợp hóa học

Nguyên tác: The Rubaiyat of a Scotch Highball

Trong tập The Trimmed Lamp (1907)

https://americanliterature.com/author/o-henry/short-story/the-rubaiyat-of-a-scotch-highball


[i] * White Ribboners: Dải băng trắng : huy hiệu đặc biệt của các tổ chức khác nhau để khuyến khích sự trong sạch hoặc tiết độ tình dục.

[ii] *. Omar: (1048 –1122) nhà thơ và nhà thiên văn Ba Tư.

CÂU CHUYỆN CÒN DANG DỞ

Truyện ngắn  O. Henry

Nhắn tin tiên sinh Trần Đình Nhãn- Lý Trọng Đạo nơi chân trời góc biển liên lạc gấp. .. We Miss You !

An Unfinished Story ( in The Four Million)

1. Chúng tôi không còn rên rỉ và đổ đống tro lên đầu khi ngọn lửa địa ngục Tophet*[1] được nhắc đến. Bởi vì, ngay cả những người thuyết giáo cũng bắt đầu nói với chúng ta rằng Đức Chúa Trời là một kim loại phóng xạ radium, hay chất lỏng ê te dễ bay hơi hoặc một hợp chất khoa học nào đó, và điều tồi tệ nhất mà những kẻ xấu xa chúng ta có thể mong đợi là một phản ứng hóa học. Đây là một giả thuyết dễ chịu; nhưng vẫn còn nán lại đó một số nỗi kinh hoàng to lớn cũ kỹ của niềm tin chính thống.

Chỉ có hai chủ đề mà người ta có thể thảo luận với trí tưởng tượng tự do, và không có khả năng bị kiểm soát. Bạn có thể nói về những giấc mơ của mình; và bạn có thể kể những gì bạn đã nghe một con vẹt nói. Cả vị Thần ngủ mê Morpheus và con chim đều là những nhân chứng bất tài; và người nghe của bạn không dám tấn công buổi kể chuyện của bạn. Vì vậy, kết cấu vô căn cứ của một tầm nhìn sẽ cung cấp chủ đề của tôi – được chọn với những lời xin lỗi và hối tiếc thay vì lĩnh vực hạn chế hơn trong bài nói chuyện nhỏ của con Vẹt thăm dò ý kiến.

http://www.metmuseum.org/art/collection/search/19265

2.

TÔI ĐÃ CÓ MỘT GIẤC MƠ xa vời bị xóa bỏ bởi những lời chỉ trích cao hơn mà nó có liên quan đến lý thuyết phán xét cổ xưa đáng thương, đáng kính và đáng tiếc.

Vị thiên sứ cao cấp Gabriel *[2] chơi cây kèn trumpet của mình; và những người trong chúng tôi không thể làm theo lời thỉnh cầu đã bị công kích để kiểm tra. Tôi nhận thấy ở một bên là một tập hợp những tay bảo lãnh chuyên nghiệp mặc đồ đen trang trọng và cổ áo thắt nút phía sau; nhưng có vẻ như có một số rắc rối về danh hiệu sở hữu bất động sản của họ; và họ dường như họ không kéo bất kỳ ai trong chúng tôi ra ngoài.

Một cảnh sát bay lượn – cảnh sát thiên thần – đã bay đến và bắt tôi bằng cánh bay bên trái. Gần bên tôi là một nhóm các linh hồn trông rất thành đạt được sắp xếp để phán xét.

“Ông có thuộc về đám người đó không?” viên cảnh sát hỏi.

“Họ là ai?” – tôi trả lời

“Tại sao phải hỏi ,” anh ta nói, “họ là…”

Nhưng thứ không liên quan này đang chiếm chỗ mà câu chuyện nên chiếm.

3.

Năm đầu tiên làm việc tại cửa hàng, Dulcie được trả 5 đô la mỗi tuần. Sẽ rất hữu ích nếu biết cô ấy đã sống như thế nào với số tiền đó. Không quan tâm ư? Rất tốt; có thể bạn quan tâm đến số tiền lớn hơn. Sáu đô la đã là một số tiền lớn hơn rồi. Tôi sẽ cho bạn biết cô ấy đã sống như thế nào với sáu đô la mỗi tuần.

Vào một buổi chiều lúc sáu giờ, khi Dulcie đang kẹp chiếc mũ của mình sau lưng, cô ấy nói với bạn thân của mình, Sadie – cô gái đang đợi ở phía bên trái cô:

Dulcie làm việc trong một cửa hàng bách hóa. Cô ấy bán đồ viền ren trang phục vải hiệu Hamburg, hoặc ớt nhồi, hoặc ô tô, hoặc những đồ lặt vặt khác như trong các cửa hàng bách hóa. Trong số những gì cô kiếm được, Dulcie nhận được sáu đô la mỗi tuần. Phần còn lại được ghi vào sổ cái cho cô ấy và được ghi nợ vào tài khoản của người khác trong sổ cái của ông G – Ồ, năng lượng chủ yếu, bạn nói – nhà thần học lỗi lạc đáng kính… ai da, vậy là, trong Sổ cái Năng lượng chủ yếu.

“Nói nghe này, Sade, tôi đã hẹn ăn tối nay với Piggy”.

“Cô chưa bao giờ hẹn hò với anh ta ư!” Sadie thán phục thốt lên. “Chà, cô chẳng phải là người may mắn sao? Piggy là một người bảnh bao choáng lộn; và anh ta luôn đưa một cô gái đến nơi sang trọng. Anh ta đã đưa cô Blanche đến Nhà Hoffman vào một buổi tối, nơi đó có nhạc sang trọng và bạn thấy rất nhiều thứ hợp thời trang. Bạn sẽ có một thời gian sang trọng vui vẻ, Dulce à”.

Dulcie vội vã trở về nhà. Đôi mắt cô ấy sáng rực, và đôi má của cô lộ ra màu hồng mỏng manh của cuộc sống – cuộc sống thực – đang đến gần tia sáng đầu tiên. Đó là thứ Sáu; và cô chỉ còn lại năm mươi xu tiền lương của tuần trước.

Đường phố ngập tràn dòng người vào giờ cao điểm. Đèn điện của Broadway đang phát sáng, mời gọi lũ bướm đêm từ xa hàng dặm, từ các liên đoàn, từ hàng trăm hội đoàn ra khỏi bóng tối xung quanh để đi vào và học tại trường dạy hát. Những người đàn ông trong bộ quần áo thích hợp, với khuôn mặt như được chạm khắc trên đá màu anh đào bằng các chất trang điểm trong nhà của các thủy thủ, quay lại và nhìn chằm chằm vào Dulcie khi cô lướt nhanh qua không thèm đếm xỉa gì đến họ. Manhattan, loài hoa xương rồng khế tưng bừng nở về đêm, đang bắt đầu hé nở những cánh hoa, màu trắng nhợt nhạt, bốc mùi.

Dulcie dừng lại ở một cửa hàng có hàng hóa rẻ và mua một chiếc cổ áo bằng ren giả với giá 50 xu cuối cùng. Số tiền đó đáng ra phải được chi tiêu theo cách khác – mười lăm xu cho bữa tối, mười xu cho bữa sáng, mười xu cho bữa trưa. Một xu khác được thêm vào kho tiền tiết kiệm nhỏ của cô ấy; và năm xu đã được phung phí cho những cây kẹo cam thảo – loại làm cho má bạn trông giống như đau răng, và kéo dài như vậy. Cam thảo là một thứ quá xa xỉ – gần như là một chiếc áo sơ mi – nhưng cuộc sống không có thú vui thì còn là gì?

Dulcie sống trong một căn phòng đầy đủ tiện nghi. Có sự khác biệt này giữa phòng được trang bị và căn nhà trọ. Trong một căn phòng đầy đủ tiện nghi, người khác không biết khi bạn đang đói.

Dulcie đi lên phòng của mình – tầng ba phía mặt sau, mặt tiền bằng đá nâu ở phố West Side. Cô châm ngọn đèn gas . Các nhà khoa học nói với chúng tôi rằng kim cương là chất cứng nhất được biết đến. Sai lầm của họ. Các bà chủ nhà biết về một hợp chất bên cạnh viên kim cương là chất kết dính gắn kính. Họ hàn nó trong các đầu của vòi đốt gas; và người ta có thể đứng trên ghế và thúc giục nó một cách vô ích cho đến khi các ngón tay của người ta đỏ hồng và bầm tím. Một chiếc kẹp tóc sẽ đẩy được nó; do đó chúng ta hãy gọi nó là cái bất động.

Rồi cô Dulcie châm được cái đèn khí. Trong ánh sáng bằng một phần tư ngọn nến, chúng ta sẽ quan sát căn phòng.

Giường đi-văng, tủ đựng quần áo, bàn, bệ rửa, ghế – trong cái đống này thì bà chủ nhà thật đáng trách lại chiếm phần lớn. Phần còn lại là của Dulcie. Trên tủ trang điểm là những bảo vật của cô – một chiếc bình bằng sứ mạ vàng do Sadie tặng cô, một cuốn lịch do một xí nghiệp dưa muối phát hành, một cuốn sách bói toán về những giấc mơ, một ít bột gạo trong một chiếc đĩa thủy tinh, và một chùm hoa anh đào giả buộc bằng một dải ruy băng màu hồng.

Trên tấm gương nhăn nheo là những bức ảnh của tướng Kitchener, William Muldoon, nữ công tước Marlborough và Benvenuto Cellini. Dựa vào một bức tường là một tấm thạch cao cảnh Paris và một người lính O’Callahan đội mũ sắt La Mã. Gần đó là một bức tranh sơn dầu vẽ một đứa trẻ làn da màu chanh đang tấn công một con bướm bị kích động. Đây là sự đánh giá cuối cùng của Dulcie trong nghệ thuật; nhưng nó chưa bao giờ khó chịu. Phần còn lại của cô chưa bao giờ bị quấy rầy bởi những lời thì thầm về chiếc áo lễ tu sĩ bị đánh cắp; không một nhà phê bình nào nhướng mày trước nhà côn trùng học trẻ con của cô.

Piggy đã gọi cho cô ấy lúc 07 giờ. Trong khi cô ấy nhanh chóng chuẩn bị, chúng ta hãy kín đáo quay mặt về hướng khác và buôn chuyện.

Về tiền phòng, Dulcie trả hai đô la mỗi tuần. Vào các ngày trong tuần, bữa sáng của cô ấy có giá 10 xu; cô ấy pha cà phê và nấu một quả trứng trong ánh đèn gas trong khi cô ấy đang mặc quần áo. Vào các buổi sáng Chủ nhật, cô ấy thưởng thức một cách hoàng gia với món sườn bê và dứa rán tại nhà hàng Billy’s, với giá hai mươi lăm xu – và cho cô phục vụ mười xu. New York có quá nhiều cám dỗ khiến người ta phải sống xa hoa. Cô ăn trưa trong nhà hàng bách hóa với chi phí sáu mươi xu trong tuần; các bữa tối là 1 đô 5 xu. Các tờ báo buổi tối – cho tôi biết một người New York đi ra ngoài mà không có tờ báo hàng ngày của anh ấy! …lên đến sáu xu; và hai tờ báo Chủ nhật – một tờ dành cho chuyên mục cá nhân và tờ còn lại để đọc chơi – là mười xu. Tổng số tiền là  4 đô 76 xu. Bây giờ, người ta còn phải mua quần áo, và …

Tôi từ bỏ điều đó. Tôi nghe nói về những món hời tuyệt vời về vải vóc, và những phép lạ được thực hiện bằng kim và chỉ; nhưng tôi đang nghi ngờ. Tôi cầm cây bút của mình trong tư thế vô vọng khi tôi sẽ thêm vào cuộc đời của Dulcie một số niềm vui thuộc về người phụ nữ bởi tất cả những điều luật bất thành văn, thiêng liêng, tự nhiên, không hoạt động bởi sự công bằng của thiên đường. Hai lần cô đã đến đảo Coney và cưỡi những con ngựa theo sở thích. Thật là một điều mệt mỏi khi đếm những thú vui của bạn theo mùa hè thay vì theo giờ.

4. Piggy không cần hơn một lời. Khi các cô gái đặt tên cho anh ta, một sự kỳ thị không đáng có đã đổ dồn lên gia đình quý tộc lợn. Bài học về các từ có ba chữ cái trong cuốn sách chính tả cũ màu xanh da trời bắt đầu với tiểu sử của Piggy. Anh ta béo; anh ta có linh hồn của một con chuột, thói quen của một con dơi, và sự hào hùng của một con mèo. . . Anh ta mặc quần áo đắt tiền; và là một người am hiểu về việc chết đói. Anh ấy có thể nhìn một cô gái bán hàng và nói với bạn cả giờ rằng đã bao lâu rồi cô ấy chưa ăn thứ gì bổ dưỡng hơn kẹo dẻo và trà. Anh ta lang thang ở các khu mua sắm, và đi loanh quanh trong các cửa hàng bách hóa với lời mời đi ăn tối. Những người đàn ông dắt chó trên đường phố thành chuỗi nhìn xuống anh ta. Anh ấy là một loại người; Tôi không thể dừng lại ở anh ta nữa; bút của tôi không phải là loại dành cho anh ta; Tôi không phải là thợ mộc.

Bảy giờ kém 10 phút, Dulcie đã sẵn sàng. Cô nhìn mình trong tấm gương nhăn nheo. Các hình phản ánh là thỏa đáng. Chiếc váy màu xanh đậm, vừa vặn không có nếp nhăn, chiếc mũ với chiếc lông vũ màu đen sang trọng, đôi găng tay hơi dính đất – tất cả đều tượng trưng cho sự từ bỏ bản thân, thậm chí cả điều suy ngẫm bản thân – đang trở nên bao la vô cùng.

Dulcie đã quên đi mọi thứ khác trong giây lát, cô chỉ nhớ cô rất xinh đẹp, và cuộc sống sắp vén một góc bức màn bí ẩn để cô ấy quan sát những điều kỳ diệu của nó. Trước đây chưa có quý ông nào rủ cô đi chơi. Bây giờ cô ấy đang đi trong một khoảnh khắc ngắn ngủi tiến vào buổi phô trương đầy hào hứng.

Các cô gái nói rằng Piggy là một “kẻ tiêu tiền”. Sẽ có một bữa tối hoành tráng, và âm nhạc, và những người phụ nữ ăn mặc lộng lẫy để ngắm nhìn, và những thứ cần ăn khiến các cô gái vặn vẹo một cách kỳ lạ khi họ cố gắng kể về mình. Không nghi ngờ gì nữa, cô ấy sẽ còn được mời một lần sau. Có một bộ quần áo lụa mộc Tàu màu xanh trong một cái cửa sổ mà cô nhìn thấy – bằng cách tiết kiệm hai mươi xu một tuần thay vì mười xu, ở trong… ta hãy xem kìa – Ồ, nó sẽ bền đẹp trong nhiều năm! Nhưng có một cửa hàng đồ cũ ở Đại lộ số 7, nơi…

Có ai đó gõ cửa. Dulcie mở nó ra. Bà chủ nhà đứng đó với một nụ cười gian xảo, khúm núm vì nấu ăn bằng gas ăn trộm.

“Một quý ông ở tầng dưới đến gặp cô kìa,” bà nói. “Tên là ông Wiggins.”

Với cái biệt danh như thế, những người bất hạnh đã biết đến Piggy một cách nghiêm túc.

Dulcie quay sang tủ quần áo để lấy chiếc khăn tay của mình; và sau đó cô dừng lại, và cắn mạnh vào môi dưới của mình. Khi nhìn vào gương, cô đã nhìn thấy xứ sở thần tiên và bản thân, một nàng công chúa, vừa tỉnh dậy sau một giấc ngủ dài. Cô đã quên một người đang nhìn cô với đôi mắt buồn, đẹp, nghiêm nghị – người duy nhất ở đó tán thành hoặc lên án những gì cô đã làm. Dáng người thẳng, mảnh khảnh và cao ráo, với vẻ mặt buồn rầu trách móc trên khuôn mặt đẹp trai u sầu, tướng Kitchener dán cặp mắt tuyệt vời của mình vào cô qua khung ảnh mạ vàng trên tủ trang điểm.

Dulcie quay mình như một con búp bê tự động đối mặt với bà chủ nhà.

“Nói với anh ấy rằng tôi không thể đi,” cô nói một cách thờ ơ. “Nói với anh ấy là tôi bị ốm, hay gì đó. Nói với anh ấy là tôi sẽ không ra ngoài”.

Sau khi cửa được đóng và khóa, Dulcie ngã xuống giường, va đầu vào cạnh giường và khóc suốt mười phút. Tướng Kitchener là người bạn duy nhất của cô. Anh là lý tưởng của Dulcie về một tráng sĩ hào hiệp. Trông anh như thể có một nỗi buồn thầm kín, và bộ ria mép tuyệt vời của anh là một giấc mơ, và cô hơi sợ ánh mắt nghiêm nghị nhưng dịu dàng đó trong mắt anh. Cô từng có chút ảo tưởng rằng một lúc nào đó anh ta sẽ gọi điện đến nhà và hỏi thăm cô, với thanh kiếm của anh ta trên đôi giày cao cổ. Một lần, khi một cậu bé đang cạy một đoạn dây xích vào cột đèn, cô đã mở cửa sổ và nhìn ra ngoài. Nhưng không có tác dụng. Cô biết rằng tướng Kitchener đã qua Nhật Bản, dẫn đầu quân đội của ông chống lại người Thổ Nhĩ Kỳ man rợ; và anh sẽ không bao giờ bước ra khỏi khung mạ vàng của mình vì cô. Tuy nhiên, một cái nhìn từ anh ta đã đánh bại Piggy đêm đó. Vâng, cho đêm đó thôi.

Khi tiếng khóc của cô kết thúc, Dulcie đứng dậy và cởi chiếc váy đẹp nhất của cô ấy, và mặc lại bộ kimono cũ màu xanh lam. Cô không muốn ăn tối. Cô hát hai câu của bài “Sammy.” Sau đó, cô trở nên vô cùng thích thú với một đốm nhỏ màu đỏ ở bên mũi. Và sau đó, cô ấy đã kéo một chiếc ghế tới chiếc bàn ọp ẹp, và bói số phận của mình với một bộ bài cũ.

“Đồ kinh khủng, trơ tráo!” cô ấy nói to. “Và tôi không bao giờ nói với anh ấy một lời hay một cái nhìn nào để khiến anh ấy phải suy nghĩ !”

Vào lúc chín giờ, Dulcie lấy một hộp bánh quy và một ít mứt mâm xôi trong cái rương, và dùng một bữa tiệc. Cô ấy mời Tướng Kitchener một ít mứt trong một cái bánh quy giòn; nhưng anh ấy chỉ nhìn cô ấy như một nhân sư nhìn một con bướm – nếu có bướm trên sa mạc.

“Đừng ăn nếu ngài không muốn,” Dulcie nói. “Và đừng lên mặt kiêu ngạo quá nhiều và mắng mỏ như vậy bằng ánh mắt của ngài. Tôi tự hỏi liệu bạn có phải anh ấy quá cao siêu và láu cá nếu bạn phải sống với sáu đô la một tuần”.

Việc Dulcie thô lỗ với tướng Kitchener không phải là một dấu hiệu tốt. Và sau đó cô ấy quay mặt bức tranh Benvenuto Cellini xuống với một cử chỉ nghiêm khắc. Nhưng điều đó không phải là không thể bào chữa được; vì bà ta luôn nghĩ ông tướng ấy là vua Henry VIII*[3], và bà không tán thành ông.

Đến chín giờ rưỡi, Dulcie xem lại lần cuối những bức ảnh trên tủ, tắt đèn và bỏ lên giường. Thật là tồi tệ khi đi ngủ với một lời chào ngủ ngon vào buổi tối với Tướng Kitchener, William Muldoon, nữ công tước Marlborough và Benvenuto Cellini. Câu chuyện này thực sự không đi đến đâu cả. Phần còn lại của nó đến sau – một lúc nào đó khi Piggy mời Dulcie một lần nữa dùng bữa với anh ta, và cô ấy cảm thấy cô đơn hơn bình thường, và tướng Kitchener tình cờ nhìn sang hướng khác; và sau đó…

5.

Như tôi đã nói trước đây, tôi mơ thấy mình đang đứng gần một đám đông những thiên thần có vẻ ngoài thịnh vượng, và một cảnh sát đã đưa tôi đến gần và hỏi tôi có thuộc về họ không.

“Họ là ai?” Tôi hỏi.

“Tại sao,” anh ta nói, “họ là những người đàn ông thuê các cô gái làm việc, và trả cho họ năm hoặc sáu đô la một tuần để sống. Ông có phải là một trong số đó không?”

“Không phụ thuộc vào sự bất tử của ngài,” tôi nói. “Tôi chỉ là kẻ đã phóng hỏa một trại trẻ mồ côi, và giết một người mù để cướp đồng xu của anh ta”.

The End

https://americanliterature.com/author/o-henry/short-story/an-unfinished-story

CHÚ THÍCH VÀ BÀN LUẬN

Dịch giả ngắt đoạn thành 5 mục nhỏ cho dễ theo dõi bố cục thiên truyện.

  1. Cảm nghĩ  nhà văn về tình trạng niềm tin tôn giáo suy giảm khi khoa học kỹ thuật lên ngôi.
  2. Nhà văn mơ một giấc mơ đã chết xuống địa ngục
  3. Dulcie cô gái bán hàng nghèo
  4. Nhà tư sản Piggy
  5. Giấc mơ nhà văn tiếp diễn và khép lại…

Hàm ý rằng tội lỗi của ông chủ Piggy trả công thấp cho người lao động còn nặng hơn cả tội phóng hỏa đốt một trại trẻ mồ côi và giết một người mù để cướp một xu. – Đối đáp cuổi cùng của viên cảnh sát thiên thần và nhà văn.

* Kết cấu mở: độc giả đoán, lần sau cô gái Dulcie BÁN HÀNG có bán nhân phẩm của mình cho Piggy đổi lấy một bữa ăn ngon hay không ?

ND

An Giang 25/9/2020

Phùng Hoài Ngọc & Nguyễn Đại Hoàng


*[1] . Tophet: Theo Kinh thánh Do thái, nơi ngọn lửa vẫn tiếp tục cháy vĩnh viễn để tiêu thụ rác rưởi và những xác chết bị ném vào đó

*[2] . Gabriel : vị thiên sứ cao cấp trong thần thoại Do thái

*[3] . Henry VII: vua nước Anh

Chiếc Khăn Lông Phù Phiếm

Nhắn tin tiên sinh Trần Đình Nhãn- Lý Trọng Đạo nơi chân trời góc biển liên lạc gấp. I Miss You !

truyện ngắn O.Henry

(chuyển ngữ, lần đầu ở Việt Nam)

Băng đảng Ống Khói Lò được đặt tên theo một tiểu khu của thành phố có tên là “Stovepipe” (ống khói lò), là phần nối dài hẹp và tự nhiên của quận quen thuộc được gọi là “Nhà Bếp Của Địa Ngục” (Hell’s Kitchen). Thị trấn “Stovepipe”  trải dài, hẹp chạy dọc theo các đại lộ Mười Một và Mười Hai bên sông, uốn cong rẽ ngoặt khuỷu tay và bẩn thỉu xung quanh công viên DeWitt Clinton nhỏ bé chứa người vô gia cư. Hãy ngẫm nghĩ rằng một ống lò bếp là một yếu tố quan trọng trong bất kỳ nhà bếp nào và sẽ hiểu địa thế của nó. Các đầu bếp trong “Nhà bếp của địa ngục” rất nhiều, và thành viên băng đảng “Stovepipe” là các đầu bếp hạng nhất.

Các thành viên của “Hội anh em” này không có biển hiệu nhưng nổi tiếng rộng rãi này dường như đã giết thời gian của họ trên những góc phố rải rác như những bông hoa loa kèn của nhà kính trồng cây và bận rộn với những cái giũa móng tay và dao nhíp. Tình trạng đó thể hiện như một sự đảm bảo cho đức tin tốt, họ tiếp tục một cuộc trò chuyện vô thưởng vô phạt trong kho từ vựng khoảng hai trăm từ, đối với người quan sát bình thường là vô tội và lẻ tẻ như những điều nghe thấy trong những câu lạc bộ giải trí cách bảy khối nhà về phía đông.

Tuy nhiên ngoài cuộc phô diễn, băng đảng Ống Khói Bếp Lò không chỉ là đồ trang trí ở góc phố thích tạo dáng màu mè và làm móng tay. Nghề nghiệp quan trọng của họ là tách người dân ra khỏi tiền xu và các vật có giá trị của họ. Tốt nhất là điều này được thực hiện bằng các thủ thuật bất thường và kỳ lạ mà không gây ồn ào hoặc đổ máu; nhưng bất cứ khi nào công dân vinh dự được sự quan tâm của họ mà từ chối chịu làm nghèo bản thân một cách duyên dáng thì sự phản đối của anh ta cuối cùng cũng được chuyển đến bàn thẩm vấn của đồn cảnh sát hoặc vào sổ sách của bệnh viện.

Cảnh sát đã biết băng đảng “Stovepipe” và giữ liên tục sự nghi ngờ và lưu tâm đến họ. Vì nốt nhạc du dương của chim sơn ca được nghe thấy trong bóng tối sâu nhất, nên dọc theo bóng tối của băng đảng Ống Khói Lò hạn chế tiếng còi dành riêng chọc thủng lỗ tai buồn tẻ của đêm. Bất cứ khi nào có khói trong “ống khói lò”, những người đàn ông mặc áo xanh lam có núm tua (cảnh sát) biết có lửa trong “Nhà bếp địa ngục”.

Nhóc Brady hứa với cô Molly sẽ sống tử tế. “Nhóc” là kẻ tự kiêu nhất, mạnh nhất, cảnh giác nhất và thành công nhất trong băng đảng. Vì vậy, các chàng trai rất tiếc khi từ giã anh ta.

Tuy nhiên họ đã chứng kiến sự thất bại của anh ta khi trở lại cuộc sống đức hạnh mà không phản kháng. Bởi vì, trong nhà bếp, việc một chàng trai làm theo lời khuyên của cô gái không phải là việc làm thiếu nam tính và cũng chẳng phải là sai.

Hãy bôi đen mắt cô ấy vì tình yêu, nếu bạn muốn; nhưng tốt nhất là làm một việc khi cô ấy muốn bạn làm điều đó.

“Tắt vòi nước mắt đi,” Kid nói, vào một đêm khi Molly đẫm nước mắt, yêu cầu anh sửa đổi cách sống của mình. “Anh sẽ cắt đứt băng đảng. Em là dành cho anh mà, và cuộc sống đơn giản ở bên. Anh muốn nói với em, Moll à – anh sẽ tìm việc làm; và một năm nữa chúng ta sẽ kết hôn. Anh sẽ làm điều đó vì em. Chúng ta sẽ có một căn hộ và một cây sáo, một cái máy khâu và một vườn cao su và sống trung thực nhất có thể”.

“Ôi, anh Nhóc,” Molly thở dài, lấy khăn tay lau vết bột trên vai anh, “Em thích  nghe anh nói vậy còn hơn sở hữu toàn bộ New York. Và chúng ta có thể hạnh phúc dù chỉ là rất nhỏ !”

Kid nhìn xuống chiếc áo lấm tấm và quần cộc vải da sơn bóng của mình với một chút vẻ sầu muộn.

Anh nói “sẽ bị khó chịu nặng nề nhất khi phải sống trong đống giẻ vụn. Anh luôn thích mặc đồ hợp thời trang khi ra ngoài nếu có thể. Em biết anh ghét những thứ rẻ tiền như thế nào, Molly à. Bộ đồ này khiến anh biến thành người tuổi 65. Bất cứ thứ gì trong dòng quần áo đều phải như vậy, hoặc là để cho những cửa tiệm thua lỗ, hoặc cho anh. Nếu anh làm việc, anh không có nhiều xu để đưa những chiếc kéo lớn xén lông cừu cho người đàn ông nhỏ bé”.

“Đừng bận tâm, anh nhóc Kid. Em thích anh mặc một chiếc áo liền quần màu xanh lam cũng như khi em mặc và ngồi trong một chiếc ô tô màu đỏ”.

Trước khi Kid đủ lớn để gây ấn tượng với cha mình, cậu đã bị buộc phải học nghệ thuật của thợ sửa ống nước. Vì vậy, bây giờ trở lại với nghề danh giá và hữu ích này, anh đã trở lại. Tuy nhiên hồi đó với tư cách là một trợ lý mà anh đã tự mình đi làm; và bây giờ là người thợ sửa ống nước chính chứ không phải người phụ tá, người đeo những viên kim cương lớn như hạt mưa đá và khinh rẻ nhìn những cột đá hoa cương trong dinh thự của thượng nghị sĩ Clark.

Tám tháng trôi qua suôn sẻ và chắc chắn như thể họ đã “trôi qua” trong một vở diễn trên sân khấu. Kid đã làm việc đó đây với các đường ống và vật hàn ống của mình mà không có triệu chứng quay lại sa ngã. Băng đảng Stovepipe tiếp tục trộm cắp trên các đại lộ cao tốc, làm tổn thương các cảnh sát, bắt cóc khống chế những du khách đi chơi muộn, phát minh ra các phương pháp cướp bóc ôn hòa mới, bắt chước các kiểu quần áo và đồ đeo cổ của đại lộ số 5 và tự xử lý theo những quy định vô luật của nó. Nhưng Kid vẫn kiên định và trung thành với Molly của anh, mặc dù lớp sơn bóng đã không còn trên móng tay anh và phải mất 15 phút để buộc lại cà vạt lụa màu tím của mình để những chỗ rách không lộ ra.

Một buổi tối, anh ta mang theo một bọc bí ẩn đến nhà Molly.

“Mở nó ra, Molly !” anh ta nói lớn tiếng, trầm lặng. “Nó là của em”.

Những ngón tay háo hức của Molly xé bỏ lớp bọc. Cô hét lớn, và dồn dập một ít kiến thức của cô gái bé nhỏ, và mẹ cô, máy rửa chén, nhưng là một người thân không thể chối cãi của bà Eva thủy tổ phụ nữ đã quá cố.

Một lần nữa Molly lại thét lên, và một thứ gì đó đen tối, dài ngoằn ngoèo bay đến bao lấy cổ cô như một con rắn nước.

“Khăn lông chồn của Nga đấy,” Kid nói, tự hào, thích thú khi nhìn thấy đôi má tròn trịa của Molly nổi bật trên lớp khăn lông đang bao quanh. “Hàng thứ thiệt đấy em. Họ không làm bất cứ thứ gì ở Nga tốt hơn cho em được nữa đâu, Molly à”.

Molly thọc tay vào bao tay lông thú, vội vã vấp đổ cái nôi trẻ sơ sinh trong nhà và bay đến trước gương. Gợi ý cho chuyên mục làm đẹp. Để làm cho đôi mắt sáng, làn da hồng hào và một nụ cười quyến rũ: Công thức – một bộ lông quý giá của Nga. Xin mời dùng xem.

Khi họ ở một mình, Molly nhận ra một chiếc bánh nhỏ của tảng băng của lẽ thường cuốn theo dòng nước tràn đầy hạnh phúc của cô.

“Anh là một con chim, được rồi, anh nhóc Kid,” cô thừa nhận một cách biết ơn. “Em chưa bao giờ có bất kỳ bộ lông thú nào trước đây trong đời. Nhưng mà chẳng  phải những bộ lông quý của Nga đắt kinh khủng sao ? Hình như em nghe nói là nó đắt lắm đấy”.

“Anh đã bao giờ chê bai bất kỳ món hàng hời nào với cô chưa, Moll ?” Kid hỏi, với vẻ điềm tĩnh. “Em có bao giờ để ý thấy anh dựa vào chiếc quầy còn sót lại hay ngó nghiêng qua cửa sổ của số 5 và 10 không? Chiếc khăn đó là 250 đô la và chiếc bao tay 175 đô la và em đã không mắc sai lầm khi nói về giá của những chiếc khăn cao cấp của Nga. Hãy nói xem, nó trông rất hợp với em đấy chứ Molly “.

Molly ôm những đồ lông thú quí quý vào ngực trong sự sung sướng. Và rồi nụ cười của cô ấy biến mất từng chút một, và cô nhìn thẳng vào mắt Kid một cách buồn bã và kiên định.

Anh biết mọi ánh nhìn của cô có ý nghĩa như thế nào; và anh cười với một chút đỏ bừng trên mặt.

“Mở ra đi,” anh nói, với vẻ thô bạo trìu mến. “Anh đã nói với em là anh đã xong công việc. Anh đã mua chúng và trả tiền, được rồi, bằng tiền của mình”.

“Xài hết số tiền anh làm được sao, Kid ? Hết 75 đô la một tháng?”

“Chắc chắn rồi. Anh đã tiết kiệm”.

“Để xem nào – tiết kiệm được 425 đô la trong tám tháng, hả Kid?”

“Ờ, bình tĩnh đi,” Kid nói, với một chút nóng nảy. “Anh đã gom một số tiền khi đi làm. Em nghĩ rằng anh lại đi trộm cắp nữa phải không? Anh đã nói với em là anh từ bỏ rồi mà. Anh trả tiền mua sòng phẳng đấy. Hãy quàng chúng vào cổ và đi dạo nào”.

Molly đã xoa dịu những nghi ngờ của mình. Lông chồn êm dịu. Tự hào như một nữ hoàng, cô ấy đi trên đường phố ở bên cạnh Kid. Trong tất cả những khu vực của những con phố trũng thấp chưa bao giờ được nhìn thấy những người quý tộc Nga trước đây. Lời nói đó đẩy nhanh, và những cánh cửa ra vào và cửa sổ nở rộ với những cái đầu thò ra háo hức muốn nhìn thấy những chiếc lông thú căng phồng mà nhóc Brady đã tặng cô gái của mình. Tất cả các con phố đều vang tiếng “Ô” và “A” và số tiền tuyệt vời được nói là trả cho các quý tộc được chuyển từ đôi môi này sang cặp môi khác, tăng dần khi nó trôi đi. Ở khuỷu tay phải của cô ấy đi tản bộ cùng với chàng Kid với dáng điệu của hoàng tử. Công việc đã không làm giảm đi tính yêu thích phô trương và niềm đam mê của anh ấy đối với những thứ đắt tiền và chân chính. Ở một góc, họ nhìn thấy một nhóm của Băng đảng Stovepipe đang lượn lờ, chuyện phiếm. Họ ngả mũ chào cô gái của Kid và tiếp tục tán gẫu bình tĩnh vô tư.

Cách ba khối nhà phía sau cặp đôi được ngưỡng mộ, thám tử Ransom của văn phòng Trung tâm, cũng đang đi dạo. Ransom là thám tử duy nhất của lực lượng có thể đi ra ngoài trời được an toàn trong quận Stovepipe. Anh ấy đối xử công bằng và không hề sợ hãi và đến đó với giả thuyết rằng cư dân là con người. Nhiều người thích anh ấy, và thỉnh thoảng có người sẽ mách cho anh ấy cái thứ mà anh ấy đang tìm kiếm.

“Ngoài phố có gì đáng chú ý không ?” Ransom hỏi một thanh niên nhợt nhạt trong chiếc áo len đỏ.

“Người ta đang tò mò về một bộ áo choàng lông bò rừng ăn trộm mà Kid Brady đã khoác lên cô gái của mình,” thanh niên trả lời. “Một số người nói rằng anh ấy đã trả 900 đô la để mua bộ lông thú. Các món đồ hợp thời trang lắm”.

“Tôi nghe nói Brady đã làm việc tại cửa hàng cũ của anh ấy được gần một năm rồi mà,” thám tử nói. “Anh ta không đi lại với băng đảng nữa, phải không?”

“Anh ta đang làm việc, được rồi,” chiếc áo len màu đỏ nói, “nhưng – nói xem, anh bạn, anh có đang theo dõi dấu vết bất cứ thứ gì trong dây chuyền lông thú không? Một gã thợ ống nước trong một cửa hàng không phù hợp với bộ da lông thú mà thằng Kid tặng cho cô gái đang ăn diện kia”.

Ransom vượt qua cặp đôi đang đi dạo trên một con phố vắng gần bờ sông. Anh chạm vào cánh tay của Kid từ phía sau.

“Để tôi gặp cậu một chút, Brady nha,” anh nói, lặng lẽ. Mắt anh dừng lại trong giây lát trên chiếc khăn lông dài được vắt ngược rất phong cách qua vai trái của Molly. Kid, với vẻ mặt cau có ghét cảnh sát trước đây, bước sang một hai bước bên cạnh thám tử.

“Did you go to Mrs. Hethcote’s on West 7th street yesterday to fix a leaky water pipe?” asked Ransom.

“I did,” said the Kid. “What of it?”

“The lady’s $1,000 set of Russian sables went out of the house about the same time you did. The description fits the ones this lady has on.”

“To h–Harlem with you,” cried the Kid, angrily. “You know I’ve cut out that sort of thing, Ransom. I bought them sables yesterday at–“

The Kid stopped short.

“Hôm qua cậu có đến nhà bà Hethcote trên đường Tây số 7 để sửa đường ống nước bị rò rỉ không?”- Ransom hỏi.

“Tôi đã đến đó,” Kid nói. “Có chuyện gì sao?”

“Bộ đồ Nga quý giá 1.000 đô la của quý bà đã bay ra khỏi nhà cùng thời gian với cậu. Mô tả của bà ấy phù hợp với những thứ mà quý cô này có”.

 Kid giận dữ hét lên. “Ông biết mà, tôi đã cắt đứt với loại chuyện đó rồi, Ransom. Tôi đã mua chúng hôm qua tại…”.

Kid dừng lại một bước.

Ransom nói: “Tôi biết gần đây cậu đang làm việc rất ổn định. “Tôi sẽ cho cậu mọi cơ hội. Tôi sẽ đi với cậu đến cái nơi cậu nói rằng cậu đã mua bộ lông thú và điều tra. Người phụ nữ của cậu cứ mặc chúng đi cùng với chúng ta và không ai cầm cả. Thế là công bằng nhá, Kid Brady”.

“Thôi nào,” Kid nóng nảy đồng ý. Và rồi anh ta đột ngột dừng lại và nhìn với một nụ cười kỳ quặc trước khuôn mặt đau khổ và lo lắng của Molly.

“Không có ích gì,” anh nói, dứt khoát. “Mấy thứ đó đúng là đồ của bà quý tộc Hethcote, được rồi. Em sẽ phải giao trả lại cho họ, Molly à, nhưng món đồ này không quá hợp với em nếu chúng có giá một triệu đô”.

Molly, với vẻ mặt đau khổ, ôm lấy cánh tay của Kid.

“Ồi, Kiddy, anh đã làm tan nát trái tim em,” cô nói. “Em đã rất tự hào về anh – và bây giờ họ sẽ làm với bạn – và hạnh phúc của chúng tôi đã đi đâu rồi?”

“Về nhà, đi em” Kid nói một cách ngông cuồng. “Nào, Ransom – hãy cầm lấy bộ đồ lông thú. Chúng ta hãy đi khỏi đây. Chờ một chút – Anh sẽ… ồ không, anh sẽ …nếu anh có thể…về sau, Molly à. Tôi đã sẵn sàng, nào Ransom”.

Quanh quẩn một góc bãi gỗ, viên cảnh sát Kohen đang trên đường tuần tra  dọc theo bờ sông. Viên thám tử đã gọi cho anh ta đến hỗ trợ. Kohen tham gia nhóm. Ransom giải thích vụ việc.

“Chắc chắn rồi,” Kohen nói. “Tôi nghe nói về những bộ lông thú bị mất cắp. Anh nói rằng anh có mang chúng đến đây à ?”

Cảnh sát Kohen cầm lấy một đầu chiếc khăn quàng cổ của Molly trên tay và nhìn kỹ nó.

“Đã có lần,” anh ấy nói, “tôi làm nghề bán lông thú ở đại lộ 6. Đúng đây là bộ lông thú. Chúng xuất xứ từ Alaska. Chiếc khăn quàng cổ có giá 12 đô la và chiếc bao tay giá …”.

“Thôi nào!” bàn tay khỏe mạnh của Kid chạm vào miệng viên cảnh sát. Kohen loạng choạng và giữ thăng bằng lại. Molly hét lên. Vị thám tử lao vào Brady và với sự trợ giúp của Kohen đã choàng cái còng sắt vào cổ tay anh ta.

“Chiếc khăn quàng cổ là 12 đô la và chiếc khăn trùm đầu là 9 đô la”, viên cảnh sát khẳng định nói. “Ai nói nó trị giá một triệu đô la?”.

Kid ngồi trên đống gỗ, mặt đỏ sẫm.

“Đúng vậy, anh cảnh sát!” Kid tuyên bố, một cách hằn học. “Tôi đã trả 21 đô 50 xu đô la cho cả bộ đồ này. Tôi thà có sáu tháng và không nói. Tôi, một gã hào hoa sẽ không nhìn vào bất cứ thứ gì rẻ tiền! Anh chỉ là một kẻ lừa đảo đơn thuần. Molly – lương của anh không thể đánh vần “khăn lông thú” bằng tiếng Nga”.

Molly tự ngả mình lên cổ anh ta.

“Em đâu thèm quan tâm gì tới tất cả quý tộc và tiền bạc trên thế giới”, cô khóc. “Đó là Kiddy của tôi mà tôi muốn. Ôi, anh thân yêu, đồ khốn nạn, đồ điên rồ!”.

Kohen nói với thám tử: “Anh có thể bỏ cái còng tay đi. Trước khi tôi về đồn cảnh sát để báo cáo, anh hãy trả người phụ nữ cái khăn lông thú về tủ quần áo của cô ấy… Anh bạn trẻ, tôi xin lỗi vì đã kẹp cổ anh”.

Ransom đưa trả cho Molly món đồ lông thú của cô ấy. Đôi mắt cô ấy đang mỉm cười khi nhìn Kid. Cô quấn chiếc khăn và quàng phần cuối qua vai trái với vẻ duyên dáng của nữ công tước Nga.

Cảnh sát Kohen nói với thám tử Ransom “Ta đi thôi”.

nguyên tác: “Vanity and Some Sables”

Nguồn:

https://americanliterature.com/author/o-henry/short-story/vanity-and-some-sables

KHOẢN VAY KHẨN CẤP

Tặng và nhắn gửi tiên sinh Trần Đình Nhãn- Lý Trọng Đạo đang ở nơi chân trời góc biển nào – ghi cho vài lời comment nhá,

truyện ngắn O. Henry

(chuyển ngữ, lần đầu ở Việt Nam)

Trong những ngày ấy, những người chăn trâu bò được xức dầu thánh. Họ là những nhà quí tộc của cỏ, vua của loài bò cái, chúa tể của cánh đồng hoang, thịt thăn bò và xương bò. Có khi họ đã cưỡi trên những cỗ xe bằng vàng nên sở thích của họ rất thiên vị. Người chăn bò bị kích động đổ xô trong đống tiền đô la. Dường như đối với anh ta, có nhiều tiền vẫn hơn là khuôn phép lịch sự. Tuy nhiên khi anh ta mua một chiếc đồng hồ với những viên đá quý được đặt trong hộp đựng quá lớn đến mức làm trầy xương sườn anh ta, và một chiếc yên ngựa hiệu California với đinh bạc và bàn đạp da hiệu Angora, bèn ra lệnh cho mọi người đến quầy bar uống rượu whisky – ở đó còn món gì anh ta chẳng chi tiền ra nữa ?

Không quá hạn chế làm giảm bớt của cải thặng dư là những người chủ đất của những sợi dây thừng cột bò,ngựa, những người đón phụ nữ về để mang họ của họ. Trong bầu ngực căng tràn sức sống, thiên tài của những túi tiền đang vơi giảm nhẹ có thể ngủ quên trong nhiều năm không cần có cơ hội, nhưng các anh em của tôi không bao giờ phải tuyệt chủng.

Vì vậy, Long Bill Longley ra khỏi khu rừng thấp, từ trang trại gia súc Bar Circle ngồi trên chiếc xe Frio của một người đàn ông đang tìm vợ – để nếm trải niềm vui thành công ở nơi thành thị. dường như một cái gì đó đáng kể khi anh ta có nửa triệu đô la, với thu nhập tăng đều đặn.

Long Bill đã tốt nghiệp khoá học về trang trại và đường mòn. Sự may mắn và tiết kiệm, với một cái đầu lạnh và con mắt nhìn xa trông rộng đã giúp anh từ một cao bồi chăn bò trở thành một người chủ trại bò. Sau đó, gia súc phát triển sinh đẻ mạnh mẽ, và nữ thần Vận May rón rén bước vào giữa những bụi gai xương rồng, bước đến và trút bỏ sự phong phú dồi dào của cô ở ngưỡng cửa trang trại.

Tại Chaparosa một thành phố nhỏ gần biên giới, Longley đã xây dựng một dinh thự đắt tiền. Tại đây, anh trở thành một kẻ bị giam cầm bị ràng buộc vào cỗ xe của sự tồn tại xã hội. Anh ta đã phải chịu tội làm một công dân hàng đầu. Anh ta vật lộn trong một thời gian như một con ngựa hoang thảo nguyên trong cái chuồng đầu tiên của mình, và sau đó anh treo chiếc roi da và cái đinh thúc ngựa của mình lên. Thời gian treo nặng trên đôi tay anh. Anh đã tổ chức Ngân hàng Quốc gia Thứ Nhất của xứ Chaparosa, và được bầu làm chủ tịch ngân hàng.

Một ngày nọ, một người đàn ông mắc chứng khó tiêu, đeo kính phóng đại, đưa một tấm thẻ thanh tra ngân hàng vào giữa song sắt của cửa sổ thu ngân của Ngân hàng Quốc gia Thứ nhất. Năm phút sau, lực lượng ngân hàng rộn rã trước cái vẫy tay và tiếng gọi của viên giám định viên ngân hàng quốc gia.

Viên thanh tra giám định này là ông J. Edgar Todd chứng tỏ là một người kỹ lưỡng.

Cuối cùng, ông giám định đội mũ lên và gọi chủ tịch – ông Long Bill Longley, vào văn phòng riêng.

“Chà chà, ông tìm tòi thấy  cái gì thế?” Longley hỏi, với giọng trầm, chậm. “Có dấu nhãn nào trong khi dồn súc vật mà ông thấy không thấy giống vẻ ngoài của nó không?*[1]

Todd nói: “Ngân hàng kiểm tra ổn rồi, ngài Longley, và tôi thấy các khoản ghi nợ vay của ngài đang ở trong tình trạng rất tốt – nhưng có một trường hợp ngoại lệ. Ngài đang sử dụng một chứng từ rất tệ – một tờ giấy tệ đến mức tôi đã nghĩ rằng ngài chắc chắn không nhận ra tình thế nghiêm trọng mà nó đặt ngài vào. Tôi đề cập đến khoản vay gấp 10.000 đô la được thực hiện cho  khách hàng Thomas Merwin. Không chỉ số tiền vượt quá số tối đa mà ngân hàng có thể cho bất kỳ cá nhân nào vay một cách hợp pháp mà còn hoàn toàn không có sự chứng thực tờ séc hoặc bảo mật. Như vậy ngài đã vi phạm hai lần luật pháp ngân hàng quốc gia, và có thể bị Chính phủ truy tố hình sự. Tôi buộc phải đưa ra một báo cáo về vấn đề này cho Cơ quan quản lý tiền tệ – mà tôi chắc chắn, sẽ dẫn đến vấn đề được chuyển cho Bộ Tư pháp để khởi tố. Ngài cần thấy đó là một vấn đề nghiêm trọng”.

Bill Longley đang dựa cái khung ghế dài, trên chiếc ghế xoay,từ từ di chuyển trở lại. Hai tay chắp sau đầu, anh quay lại một chút để nhìn thẳng vào mặt người giám định. Người giám định đã rất ngạc nhiên khi thấy một nụ cười hiện lên trên cái miệng khổ hạnh của ông chủ ngân hàng, và một ánh lấp lánh nhân hậu trong đôi mắt xanh nhạt của ông ta. Nếu ông ấy nhìn thấy sự nghiêm trọng của vụ việc thì đã không thể hiện nét mặt như thế.

– Tất nhiên ông không biết Tom Merwin,” Longley nói, gần như là thân mật. “Phải, tôi biết về khoản vay đó. Nó không có bất kỳ bảo mật nào ngoại trừ lời hứa của Tom Merwin. Bằng cách nào đó, tôi luôn thấy rằng khi lời nói của một người đàn ông là đứng đắn thì đó là cách bảo mật tốt nhất. Ồ, phải, tôi biết Chính phủ không nghĩ vậy. Tôi nghĩ tôi sẽ gặp Tom về giấy chứng từ đó”.

Chứng khó tiêu của ông Todd dường như đột ngột trở nên tồi tệ hơn. Ông ngạc nhiên nhìn chủ ngân hàng khu rừng thấp qua cặp kính phóng đại.

“Ông thấy đấy,” Longley nói, dễ dàng giải thích điều đó, “Tom đã nghe nói về 2000 đầu gia súc hai tuổi ở gần Rocky Ford trên vùng Rio Grande có thể có giá 8 đô la một con. Tôi nghĩ là, một trong những khỏan thu nhập của ông già Leandro Garcia mà ông ta đã buôn lậu, và ông ta muốn biến đổi nhanh chúng. Mỗi con gia súc chưa mổ thịt đó trị giá 15 đô la ở thành phố Kansas. Tom biết điều đó và tôi cũng biết điều đó. Anh ta có 6.000 đô la, và tôi đưa anh ta 10.000 đô la để thực hiện thỏa thuận. Anh trai của anh ấy, anh Ed đã đưa chúng bán ra thị trường cách đây ba tuần. Anh ấy sẽ trở lại một ngày gần nhất với số tiền này. Khi anh ấy đến, Tom sẽ thanh toán chứng từ đó”.

Người giám định ngân hàng đã bị sốc. Có lẽ, nhiệm vụ của ông ta là bước ra văn phòng điện báo và thông báo tình hình cho ông trưởng ban tài chính. Nhưng ông ấy đã không làm vậy. Ông ấy nói chuyện một cách dứt khoát và hiệu quả với Longley trong ba phút. Ông ta đã thành công trong việc làm cho ông chủ ngân hàng hiểu rằng mình đang đứng trước ranh giới của một thảm họa. Và rồi tay giám định đưa ra một lỗ hổng thoát hiểm nhỏ.

– Tôi sẽ đến Hilldale’s vào buổi tối nay, ông ta nói với Longley, “để kiểm tra một ngân hàng ở đó. Tôi sẽ đi qua thành phố Chaparosa trên đường trở về. Vào lúc 12 giờ ngày mai, tôi sẽ trở tại ngân hàng này. Nếu khoản vay này đã được giải quyết vào thời điểm đó, nó sẽ không được đề cập trong báo cáo của tôi. Nếu không, tôi sẽ phải làm nhiệm vụ của mình”.

Nói vậy, rồi viên giám định cúi chào và rời đi.

Chủ tịch Ngân Hàng Quốc Gia thứ nhất nằm dài trên ghế thêm nửa giờ, rồi châm một điếu xì gà nhẹ, và đến nhà Tom Merwin. Merwin, một người chăn nuôi vịt nâu với con mắt trầm ngâm, ngồi gác chân lên bàn, bện một chiếc cán roi da bò sống.

– Tom à,” Longley nói, dựa vào bàn, “anh đã nghe tin gì từ anh Ed chưa?”

– Vẫn chưa,” Merwin nói, tiếp tục bện dây. “Tôi đoán Ed sẽ trở lại mau thôi, trong vài ngày tới”.

Longley nói: “Có một quan chức giám định ngân hàng, ngày nào cũng làm giám sát chỗ chúng tôi, và anh ta ba hoa khi xem tờ giấy chứng từ đó của anh. Anh biết, tôi biết là không sao cả, nhưng điều đó trái với luật ngân hàng. Tôi đã khá chắc rằng cậu sẽ trả hết trước khi ngân hàng kiểm tra lại, nhưng viên đạn đã chĩa vào chúng ta, Tom à. Bây giờ, bản thân tôi đang thiếu tiền mặt, nếu không tôi sẽ để cho cậu có tiền mang đi trả. Tôi phải kiếm số tiền đó đến 12 giờ ngày mai, và sau đó tôi phải xuất tiền mặt thay cho chứng từ đó hoặc… “.

– Hoặc làm sao, Bill ? Merwin hỏi, trong khi Longley ngập ngừng.

– Chà, tôi cho rằng có nghĩa là sẽ bị chính phủ dẫm đạp lên bằng cả hai chân.

– Tôi sẽ cố gắng đưa số tiền cho anh đúng hạn, Merwin nói, thích thú với việc bện roi của mình.

– Được rồi, Tom, Longley kết luận khi anh quay về phía cửa; “Tôi biết cậu sẽ làm hết sức mình”.

Merwin vứt cái roi da xuống và đi đến cái ngân hàng duy nhất khác trong thị trấn, một ngân hàng tư nhân do Cooper & Craig điều hành.

– Chào Cooper, anh ta nói với đối tác có tên đó. “Tôi phải có 10.000 đô la hôm nay hoặc ngày mai. Tôi có một ngôi nhà và rất nhiều thứ ở đó trị giá khoảng 6.000 đô la và đó là tất cả tài sản thế chấp thực tế. Nhưng tôi còn có một hợp đồng gia súc chắc chắn sẽ mang lại cho tôi nhiều lợi nhuận hơn số tiền đó, trong vòng vài ngày thôi”.

Cooper bắt đầu ho.

Merwin nói: “Bây giờ vì Chúa, đừng nói không nhé. Tôi nợ ngần ấy tiền vay nợ. Nó đã đáo hạn, và người chủ nợ đó là một người mà tôi đã cùng đắp một cái chăn khi chăn nuôi trong các trại bò và trại kiểm lâm trong mười năm. Anh ta có thể yêu cầu bất cứ thứ gì tôi có. Anh ta cần lấy máu ra khỏi huyết quản của tôi và nó sẽ chảy ra. Anh ta phải có tiền. Anh ta đang mắc vào một con quỷ của một … chà, anh ta cần tiền, và tôi phải tìm số tiền cho anh ấy. Anh biết lời tôi nói là tử tế, Cooper ơi”.

– Không nghi ngờ gì về điều đó- Cooper đồng ý, hoà nhã “nhưng tôi là một đối tác, anh biết đấy. Tôi không rảnh tiền trong việc cho vay. Và ngay cả khi anh có sự bảo đảm tốt nhất trong tay, Merwin à, chúng tôi không thể đáp ứng nhu cầu của anh trong vòng chưa đầy một tuần. Chúng tôi vừa thực hiện một chuyến hàng trị giá 15.000 đô la cho Myer Brothers ở Rockdell để mua bông. Số tiền đó đêm nay chỉ còn có một ít. Điều đó khiến tiền mặt của chúng tôi hiện tại khá thiếu. Xin lỗi, chúng tôi không thể sắp xếp nó cho anh”.

Merwin quay trở về văn phòng nhỏ trống không của mình và lại ngồi bện cán roi. Khoảng bốn giờ chiều, anh đến Ngân hàng Quốc gia số 1 và dựa vào lan can bàn giấy của Longley.

“Tôi sẽ cố gắng lấy số tiền đó cho anh…ngay tối nay – ý tôi là ngày mai, anh Bill à”.

“Được rồi, Tom,” Longley nói nhẹ.

Vào lúc 9 giờ tối hôm đó, Tom Merwin thận trọng bước ra khỏi ngôi nhà lắp ghép nhỏ nơi anh sống. Nó ở gần rìa của thị trấn nhỏ, và ít công dân ở trong khu phố vào giờ đó. Merwin đeo vào thắt lưng hai khẩu súng ngắnvà đội mũ lưỡi trai. Hắn nhanh nhẹn xuống một con đường vắng vẻ, và sau đó theo con đường cát chạy song song với đường xe lửa hẹp khổ cho đến khi anh đến bể cung cấp nước cách hai dặm bên dưới thị trấn. Tại đó, Tom Merwin dừng lại, buộc một chiếc khăn tay lụa đen ở phần dưới của khuôn mặt và kéo mũ xuống thấp.

Trong mười phút nữa, chuyến tàu đêm xuất phát từ Chaparosa đi Rockdell đang dừng lại ở bể nước sẽ lấy nước xong.

Với mỗi tay một khẩu súng, Merwin nhô người lên từ phía sau một đám rừng thấp và bắt đầu đi về phía đầu máy xe lửa. Nhưng trước khi anh ta đi được ba bước, hai cánh tay dài và khỏe từ phía sau ôm lấy anh, và anh ta bị nhấc khỏi chân và ném xuống, úp mặt xuống cỏ. Một cái đầu gối nặng nề đè lên lưng anh, và một bàn tay sắt nắm lấy hai cổ tay anh. Như một đứa trẻ, anh ta bị giữ như vậy, cho đến khi đầu máy xe lửa lấy nước xong, và cho đến khi đoàn tàu di chuyển với tốc độ nhanh hơn, khuất tầm nhìn. Sau đó, anh ta được buông ra và đứng dậy đối mặt với Bill Longley.

Longley nói: “Vụ việc không bao giờ cần phải được giải quyết theo cách này, Tom à. Tôi đã gặp Cooper tối nay, và anh ta đã kể cho tôi nghe những gì cậu và anh ta trao đổi. Sau đó, tôi đến nhà cậu vào ban đêm và thấy cậu đi ra với khẩu súng, và tôi đi theo cậu. Hãy quay trở lại đi,Tom”.

Họ cùng nhau bước đi, bên nhau.

Merwin nói: “Đây là cơ hội duy nhất tôi nhìn thấy”. “Cậu đã nhắc khoản vay của mình, và tôi đã cố gắng đáp ứng với cậu. Bây giờ, cậu sẽ làm gì, Bill, nếu họ tấn công cậu một cách dữ dội?”.

“Cậu sẽ làm gì nếu họ tấn công cậu ữ dội ?” là câu trả lời mà Longley đưa ra.

Merwin nhận xét: “Tôi chưa bao giờ nghĩ mình sẽ nấp trong bụi rậm để leo lên tàu hỏa, nhưng một khoản cho vay gấp thì khác. Một cuộc gọi là một món nợ đối với tôi. Chúng ta còn 12 giờ nữa, Bill, trước khi tên do thám đó nhảy vào cậu. Chúng ta phải đưa ra cho họ món tiền bằng cách nào đó. Có lẽ chúng ta có thể … ah Sam Houston tuyệt vời” ! cậu có nghe thấy gì không? “.

Merwin vùng lên bỏ chạy, và Longley vẫn theo sát bên anh ta, chỉ nghe thấy một tiếng huýt sáo khá vui tai ở đâu đó trong đêm tạo nên giai điệu quyến rũ của bài ca “Nỗi thất vọng của cao bồi” (the Cowboy’s Lament).

“Đó là giai điệu duy nhất mà anh ấy biết,” Merwin vừa chạy vừa hét lên. “Tôi chắc chắn là …”.

Họ đã ở trước cửa nhà Merwin. Anh đá cánh cửa bung ra và một chiếc valise cũ nằm giữa sàn nhà lăn kềnh ra. Một thanh niên cháy nắng, có khuôn hàm rắn chắc, sạm đi sau cuộc đi đường, nằm trên giường phì phèo điếu thuốc nâu.

“Có tin tức gì không, anh Ed ?” Merwin thở hổn hển.

“Bình thường thôi,” chàng thanh niên vẻ giỏi giang nói lè nhè. “Vừa mới tới lúc 9:30. Bán ngay cả đàn với giá 15 đô một con. Bây giờ, bạn thân, bạn đừng đá lăn đi một chiếc valise chứa giấy bạc trị giá 29.000 đô la bên trong”.

Hết

An Giang ngày 18/9/2020

Người dịch: Phùng Hoài Ngọc và Nguyễn Đại Hoàng

Nguồn: https://americanliterature.com/author/o-henry/short-story/a-call-loan

Nguyên tác: A Call Loan

tập Heart of the West (1907),

TÂM ĐẮC CỦA NGƯỜI DỊCH

Lời văn kể chuyện O Henry dí dỏm quá. Đọc dễ thấm thía.

Với O Henry: Tầm quan trọng của tình bạn, giữ lời hứa và tôn trọng những món nợ của bạn – tội lỗi sẽ phải tránh xa”.


*[1] . Câu này nói theo thói quen ngôn từ của ông chủ trại gia súc dù bây giờ đã là chủ ngân hàng. Nghệ thuật miêu tả nhân vật đặc sắc của O.Henry.

THƯ CỤ CHU ĐÌNH XƯƠNG GỬI LÃNH ĐẠO ĐCSVN

 về TỘI ÁC CỦA MAO PHÁ VIỆT NAM

Kỳ 1- BẢN CHẤT MAO TRẠCH ĐÔNG

KỲ 2- CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT

KỲ 3- CHỐNG CHỦ NGHIÃ XÉT LẠI HIỆN ĐẠI

Kỳ 4- KẾT LUẬN

(tựa đề 4 kỳ do trang chủ đặt)

Nguồn: GS Ngô Vĩnh Long (Hà Nội) cung cấp

Blog Phạm Nguyên Trường

***

“Kính gởi: BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM,

Kính thưa các đồng chí,

Tôi là CHU ĐÌNH XƯƠNG, 70 tuổi, đảng viên kỳ cựu của Đảng ta, về mặt công chức Nhà nước thì đã hưu trí, nhưng về mặt trách nhiệm đảng viên thì không thể hưu trí được, nhất là trước tình trạng khó khăn và bê bối của đất nước hiện nay.

Mới đây, tôi được đọc bài phát biểu ý kiến của đ/c PHẠM HÙNG trước hội nghị tư pháp toàn quốc đăng trên báo Saigon Giải Phóng ngày 15/01/1983, một câu trong đó đã làm tôi quá đau xót, đau xót bến mức mất ăn mất ngủ: “Như các Nghị quyết số 128 và 188 của Hội đồng Bộ trưởng đã nêu lên, tệ tham ô lãng phí trộm cắp tài sản xã hội chủ nghĩa còn nghiêm trọng ở hầu hết các ngành, các cấp”.

Trời đất ơi? Nhà nước của chúng ta lại bất lực đến thế kia ư?

Một Ủy viên Bộ Chính trị, Phó chủ tịch Hội Đồng Bộ Trưởng trực tiếp làm công tác chuyên chính đàn áp mà phải công bố công khai điều đó trên mặt báo chí, là đúng hay là sai, đã làm tôi rất băn khoăn.

Nhưng điều làm tôi khắc khoải hơn cả là nguyên nhân của tình hình nghiệm trọng trên là đâu? Gần một tháng nay tôi lo âu suy nghĩ, sưu tầm và chủ quan thấy rằng mình đã tìm ra nguyên nhân chính xác:

THỦ PHẠM CHÍNH LÀ MAO TRẠCH ĐÔNG VÀ CHỦ NGHĨA MAO.

Tôi xin phép được trình bày ý kiến của mình lên Trung Ương xem xét.

Kinh thân,

Ký tên

CHU ĐÌNH XƯƠNG

31 Nguyễn Đình Chiểu Hà Nội

(tháng 2 năm 1983)

***

BÀN TAY NHAM HIỂM VÀ TÀN BẠO CỦA MAO TRẠCH ĐÔNG ĐÃ THÒ SANG VIỆT NAM CHÚNG TA NHƯ THẾ NÀO ?Kỳ 1

I. BẢN CHẤT MAO TRẠCH ĐÔNG

1. Về bản chất của Mao Trạch Đông thì thế giới đã bàn nhiều, rất nhiều rồi và cũng đi đến nhất trí tóm tắt như sau:

a) Mục đích, ý đồ, tham vọng của Mao là: làm bá chủ trước hết ở Trung Quốc, rồi đến Đông Nam Á, rồi ra cả thế giới, ngày nay Đặng Tiểu Bình vẫn đang tiếp tục thực hiện mục đích ấy. Trung Quốc tuy rất nghèo, nợ nần quốc tế khá lớn, nhưng vẫn bỏ tiền bỏ của ra nhiều khu vực trên thế giới để phá hoại phong trào cách mạng.

b) Phương tiện, thủ đoạn của y là:

Xảo quyệt, đâm bị thóc chọc bị gạo, gây mâu thuẫn thường xuyên. “Toạ sơn quan hổ đấu, về quan hệ quốc tế Mao không thật thà tử tế với một nước nào. Về quan hệ cá nhân, Mao không tử tế, thật thà với một ai, thực sự y không có đồng chí, không có bạn.

2. Một vài sự kiện sau đây cũng đã chứng minh:

a) Năm 1930, tập thể tỉnh ủy Thiểm Tây đã ra một văn bản lên án Mao, theo đó y chỉ đáng khai trừ khỏi Đảng và xử tử, ấy thế mà hầu những năm 1945 y đã nghiễm nhiên là lãnh tụ số 1 của Đảng,

b) Y đã bí mật thủ tiêu chính con trai của y là Mao Ngạc Anh.

c) Cuối năm 1949 sau khi Cách mạng Trung quốc thành công, khi cử một số đông cán bộ sang giúp bổ Việt Nam (Đoàn cố vấn) y đã căn dặn bọn này:

Trước đây giai cấp phong kiến Trung quốc, tổ tiên của chúng ta khi xâm lược Việt Nam, đã vơ vét biết bao của cải châu báu của nhân dân Việt Nam anh em, thâm chí bắt đúc cả người bằng vàng để cống nạp, ngày nay, các đồng chí sang Việt Nam cụ thể là để trả những món nợ ấy”.

Ôi! quân tử biết bao! Cao cả biết bao! Ấy thế mà trong những năm 1960 – 1965 đội quân công binh Trung quốc sang Việt Nam xây dựng giúp một số con đường hữu nghị, và đã có số hy sinh trên đất Việt Nam, rải rác đây đó, có một số nghĩa trang, ngay sau khi Trung quốc đã xâm lược ta, nhân dân Việt Nam vẫn trân trọng linh hồn của những người “bạn” đã “hy sinh” xương máu cho Việt Nam, vẫn thường xuyên hương khói, tảo mộ.

Đến năm 1979, vì cần thiết phải dời các nghĩa trang này ở Hoàng Liên Sơn để xây dựng công trình thì: thật “khủng khiếp” , khi đào các ngôi mộ lên, hoàn toàn không có một nắm xương nào, mà toàn là vũ khí, bảo quản rất chu đáo. Chỉ riêng dọc quốc lộ 11 đã có đến 20 nghĩa trang kiểu “không xương toàn súng” này.

d) Mao không hề bước chân ra khỏi đất Trung quốc, mà trong những năm 1960, y đã chia đôi được một số đảng cộng sản trên thế giới, gây cho chính những người cộng sản thù địch lẫn nhau.

3. Căm thù sâu sắc Mao và chủ nghĩa Mao, những người cộng sản Việt Nam đã phát hiện thêm ở Mao một vài điểm không kém phần cơ bản:

a) Mao ba vận dụng các “Mâu thuẫn luận” của y theo kiểu nào đó, y đã tự đặt cho y có hai loại kẻ thù:

i. Kẻ thù bên ngoài bao gồm: địa chủ phong kiến, tư sản, quốc dân đảng, Tưởng giới Thạch, Đế quốc Mỹ, phát xít Nhật và … Liên Xô.

ii. Kẻ thù bên trong là đồng chí của y, cũng chia làm 2 loại : một là những người kiên định lập trường quốc tế vô sản hoàn toàn coi Liên Xô là trụ cột, là chỗ dựa vững chắc của cách mạng thế giới nhất là của Trung quốc, hai là những người tuy cùng chí hướng bành trướng, bá quyền đại hán với y, nhưng lại có điểm bất đồng với y, chống đối y.

b) Điểm này khi đặc biệt: Suốt đời y, y không lo đánh kẻ thù bên ngoài, mà gạt cho người khác đánh, ví dụ: Trong những năm 1940-45, y đã án binh bất động, không đánh quốc dân đảng, không đánh Nhật để cho 2 kẻ thù đánh nhau, đồng thời gạt cho Liên Xô đánh Nhật, với ý thức rõ ràng là Liên Xô cũng là thù. Còn suốt đời y, y chỉ lo diệt đồng chí của y, cả hai loại đồng chí trên, diệt cho đến người bạn chiến đấu thân thiết nhất của y [người], thì y cũng chết theo sau đó. Nếu tính từ Vũ Phù Tiên, Vu Tuấn Nghĩa đến Vạn Lý Trường Chinh, đến Chỉnh Phong Diên An, đến Tam phản, Ngũ phản, đến Cách mạng Văn hóa v.v… thì bàn tay Mao Trạch Đông đã giết hàng chục triệu đồng chí của mình. Cái chết của Lưu Thiếu Kỳ mới tàn bạo làm sao, mới thê thảm làm sao! Phải nhắc lại ở đây y đã giết chính cả con trai của y Mao Ngạc Anh. Cái nham hiểm, cái xảo quyệt của y là: nói chung y đã dùng tay đồng chí nọ giết đồng chí kia, Y đã đi từ một tên tội phạm lên đến Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nước bằng con đường nà Y đã dùng xác đồng chí của mình lót đường để leo lên đài bá chủ.

II. MAO TRẠCH ĐÔNG ĐÃ LÀM GÌ ĐỐI VỚI CÁCH MẠNG VIỆT NAM.

(1) Mục đích và ý đồ của Mao như y thường nói ra miệng, cũng như học sinh phổ thông Trung Quốc vẫn học địa lý là Việt Nam là đất của Trung quốc, vậy Mao phải trở nên Bá chủ Việt Nam để từ đó tiến lên làm bá chủ Đông Nam Á, Muốn thôn tính Việt Nam thì kẻ thù của y là ai? Ai là người cản trở không cho y làm nổi việc này? Và y đã thấy đó là toàn bộ đảng viên của Đảng Cộng sản Đông Dương, vì Đảng này đã kiên định trên lập trường quốc tế vô sản, coi Liên Xô là người dẫn đường, là chỗ dựa vững chắc của cách mạng Việt Nam, như “Đường cách mệnh” của đồng chí Nguyễn Ái Quốc cũng như Luận Cương chính trị của đ/c Trần Phủ đã nêu.

(2) Muốn thôn tính Việt Nam, muốn là bá chủ cả Việt Nam, MAO TRẠCH ĐÔNG nhận thấy trước hết là PHẢI TIÊU DIỆT ĐẢNG CỘNG SẢN ĐÔNG DƯƠNG, Để đạt mục tiêu này, y sẽ có cả một kế hoạch gồm 4 bước, rất xảo quyệt, rất tinh vi, rất độc ác, như sau:

Không thể ngẫu nhiên mà những người cộng sản Việt Nam chấp nhận điểm này một cách êm thấm, không một lời phản ứng. Muốn đạt điểm này, y đã phải gia công chuẩn bị trong hơn 4 năm, y đã cử cán bộ đắc lực của y luồn vào Đảng ta để truyền bá tư tưởng Mao Trạch Đông. Một khối tài liệu đồ sộ Chỉnh phong đích văn kiện đã thâm nhập vào Việt Nam tháng 12-1946, rồi từ 1947, 1948 trở đi toàn Đảng ta học tập chỉnh phong, ở Việt Bắc, Lý Ban là người giảng những bài đầu tiên, khẩu hiệu “chính trị là thống soái, tư tưởng đi hàng đầu”, trí thức không bằng cục phân đã thấm sâu vào từng đảng viên trung cao cấp. Toàn Đảng đã coi Mao Trạch Đông như thần thánh. Trong dân gian đã phố biến danh xưng “BÁC MAO” với ý thức là Bác MAO còn vĩ đại hơn Bác Hồ. Từng người cộng sản Việt Nam không được phép quên rằng trong Đại hội II năm 1951, có Hoàng Văn Hoan, có Lý Ban (và vân vân…?) có La Quý Ba ngồi chủ tịch Đoàn, có Đoàn cố vấn Trung Quốc nằm bên cạnh.

BƯỚC MỘT: Làm cho những người Cộng sản Việt Nam chấp nhận một cách tự giác tư tưởng Mao Trạch Đông là kim chỉ nam của mọi hoạt động của Đảng (Điều lệ Đảng của Đại hội II năm 1951).

Đạt được bước một này là Mao Trạch Đông đã giành được thắng lợi cơ bản trong âm mưu thôn tính Việt Nam. Qua được bước một này, gần như Mao muốn làm gì cũng được.

BƯỚC HAI: Là bước chỉnh huấn, chỉnh đảng bắt đầu từ 1952 trở đi, kéo dài cho đến đầu những năm 60. Nhưng quan trọng hơn cả, cơ bản hơn cả là mấy khóa chỉnh đảng Trung ương 1, 2, 3 , v.v,.. mà học viên là toàn là đảng viên trung cao cấp, tiến hành trong 2 năm 1952-1953.

Yêu cầu của chỉnh huấn, chỉnh đảng là khẳng định lập trường quan điểm cách mạng của đảng viên để quyết chiến thắng quân thù. Muốn diệt được kẻ thù bên ngoài thì trước hết phải diệt được kẻ thù ẩn nấp chính trong bản thân từng đảng viên. Phương châm của chỉnh huấn là trị bệnh cứu người, muốn trị được bệnh thì từng đảng viên phải tự vạch ra chỗ yếu, chỗ nào có bệnh hoạn không và chỉ ra chỗ khoẻ mạnh làm gi, do đó chỉ được nói khuyết điểm, không được nói ưu điểm. Kèm theo phương châm: Người nói không có tội, người nghe phải răn mình, nghĩa là người mới có quyền đao to búa lớn, sỉ vả đồng chí, nếu ai dại dột phản ứng lại sẽ được trả lời ngay là: Đây là tôi đang cứu đồng chí đấy. Chúng ta không được quên rằng: suốt mấy khóa chỉnh Đảng T.Ư. cả một đoàn cố vấn của Mao Trạch Đông đã giám sát chặt chẽ chúng ta. Thực chất là bọn chúng đã chỉ đạo chinh huấn. Trong quá trình chỉnh huấn, chỉnh đảng, vì thực hiện phương châm trị bệnh cứu người nên không ai được nêu ưu điểm của mình, mà chỉ lo sao tìm cho ra khuyết điểm, cố moi móc cho ra khuyết điểm, thậm chí muốn tỏ ra mình là “thành khẩn” nhiều đồng chí đã bịa ra, cố nặn ra khuyết điểm giả tạo. Nếu bị phê là thiếu “thành khẩn” thì cảm thấy như minh phạm trọng tội. Kết quả thực sự của chỉnh huấn là tất cả đảng viên trung cao cấp của Đảng tự thấy mình chỉ còn là cái giẻ rách, không còn là người nữa. Rời lớp chỉnh đảng ra về ai cũng thấy bàng hoàng tê tái, hoang mang, và tự hỏi: Mình là cái gì đây? Và chỉ còn một nếp suy nghĩ duy nhất là phục tùng Trung ương, Trung ương là rất sáng suốt, là tuyệt đối đúng. Thái độ của mỗi người chỉ còn biết là Tuyệt đối phục tùng Trung ương.

Điều gian xảo của Mao Trạch Đông ở đây là: Khi tiến hành chỉnh phong Diên An những năm 40 là thực thi ngay trong hàng ngũ Trung ương ủy viên, vì yêu cầu của Mao lúc này là phải hạ thủ những Trung ương ủy viên kiên định lập trường quốc tế cộng sản, lấy Liên Xô làm cột trụ, đứng đầu nhóm này là đ/c Vương Minh và y đã thành công mỹ mãn.

Nhưng chỉnh đảng Việt Nam đã tiến hành sau Đại hội II của Đảng, nghĩa là một số đồng chí ủy viên Trung ương đã tuyệt đối tin tưởng ở Mao Trạch Đông, đã lấy tư tưởng của Mao Trạch Đông làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động của mình. Vậy thì phải bảo vệ Trung ương để làm thần tượng, buộc toàn Đảng phải tin theo. Vì nếu Trung ương ủy viên cũng cùng chỉnh đảng với anh em cán bộ, cũng chỉ được nêu khuyết điểm, không được nêu ưu điểm, rồi anh em cũng phê phán đao to búa lớn. “Trị bệnh cứu người, thì còn đâu là uy tín để lãnh đạo. Đó là thực chất yêu cầu của bước hai.

Từ đó trở đi, mọi đảng viên lúc nào cũng nơm nớp sợ hãi bị phê bình là mất lập trường, là quan điểm mơ hồ. Một số đồng chí do đó đã sa vào cơ hội chủ nghĩa, thấy sự thật hiển nhiên cũng không dám há miệng.

Kỳ 2

CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT  (và tiêu diệt đảng viên CÒN LẠI của XÔ VIẾT NGHỆ TĨNH – trang chủ chú thêm)

BƯỚC BA là tiến hành CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT.

Yêu cầu của Mao trong bước 3 này là diệt cơ sở Đảng Cộng sản Đông dương để xây dựng một cơ sở Đảng theo tinh thần mới, bao gồm những đảng viên kết nạp trong cải cách ruộng đất. Các cố vấn Trung Quốc đã trực tiếp chỉ đạo bước này, không có Đoàn ủy nào, không có 1 số cố vấn ở bên cạnh để chỉ đạo. Đầu tiên là chỉ đạo thí điểm cải cách ruộng đất ở 6 xã thuộc huyện Đại Từ (Miền Bắc Thái Nguyên, căn cứ cách mạng, căn cứ kháng chiến).

Hàng mấy ngàn đảng viên Trung cao cấp đã tập trung về đây để học tập tổng kết thí điểm. Cuộc tổng kết này đã rút ra một kết luận như sau: Tất cả chi bộ nông thôn đều là chi bộ của địch. Hàng ngàn đảng viên đã ‘chấp nhận’ kết luận này, khi đeo ba lô lên vai để triển khai CCRĐ đợt một, về đến xã, mọi người đều hoang mang sợ sệt, gặp nông dân không dám hỏi chuyện vì không biết ai là địch ai là ta – trong lúc cách mạng Việt Nam đi gần bến thắng lợi: chiến thắng Điện Biên Phủ. Ngày chiến thắng đã xảy đến trước khi hoàn thành cải cách ruộng đất đợt 1.

– Tại sao từ 6 xã ở Đại Từ, miền bắc Thái Nguyên lại có được kết luận này? Chỉ có thể là nó từ Bắc Kinh luồn sang, thông qua Đoàn cố vấn của Mao Trạch Đông.

– Tại sao hàng ngàn đảng viên Trung cao cấp học tập tổng kết và chấp nhận cái nhận định: Tất cả chi bộ nông thôn đều là chi bộ của địch (kể từ mũi Cà Mau trở ra), chỉ vỉ số đảng viên Trung cao cấp đã trải qua các khóa học tập chỉnh đảng, tự thấy mình không bằng cái giẻ rách, không còn ra người nữa, vậy thì Trung Ương bảo gì nghe nấy. Nếu không có bước hai thi không có bước này. Cái nhận định: Tất cả chi bộ nông thôn đều là chi bộ của địch đã có ý nghĩa gì?

Một là: Đảng ta chỉ còn có T.Ư. ủy viên và tỉnh ủy viên nói chung, để chủ yếu là lãnh đạo địch.

Hai là: các cấp ủy trên của Đảng đều do địch bầu ra. Và nó đã đem lại kết quả như thế nào?

a) Ba vạn đảng viên cơ sở bị bắn.

b) Ba vạn đảng viên tự sát.

c) Từ 3 đến 4 vạn vừa người lớn vừa trẻ con chết đói.

d) Xô Viết Nghệ Tĩnh là một thành tích vang dội thế giới của Đảng Cộng Sản Đông dương, Đảng thành lập vừa xong đã lập ngay được chính quyền Xô Viết đầu tiên ở Châu Á! mà bị ban lãnh đạo cải cách ruộng đất ở Liên khu 4 kết tội là: Xô Viết Nghệ Tĩnh là do bọn phản động nguỵ tạo nên, cán bộ đảng viên Xô Viết Nghệ Tĩnh bị tàn sát gần hết.

e) Khối đại đoàn kết do Hồ Chủ Tịch vun đắp trong bao nhiêu năm đã bị đập nát.

g) Nông thôn Việt Nam trở nên xơ xác về tình cảm giữa người với người, về chính trị, về kinh tế, về xã hội và văn hóa vv…

Một dẫn chứng: Hà Tĩnh có 210 bí thư chi bộ thì 200 bị bắn, còn sót 10 người ở miền núi vì ở đây chưa tiến hành cải cách ruộng đất.

(Tài liệu và số liệu trên đây do đ/c Nguyễn Tạo (lúc bấy giờ làm Vụ Trưởng Vụ chấp pháp thuộc Bộ Công An cung cấp).

BƯỚC BỐN: là “Chỉnh đốn tổ chức”. Nếu bước hai là bước nô dịch hóa tư tưởng của đảng viên trung cao, thì yêu cầu của Mao ở bước 4 này là: diệt đảng viên Trung cao về thể xác.

Để đạt bước này, sau khi Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng cái nhận định:

“Tất cả chi bộ nông thôn đều là chi bộ của địch” đã được đổi là: “Tất cả chi bộ nông thôn đều do tổ chức của quốc dân đảng lồng vào“.

Tất cả đảng viên cơ sở kiên định cách mạng hoạt động suốt trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp đã bị tàn sát gần hết, số còn lại đều là không có năng lực, đồng thời hoang mang sợ sệt, cộng với số đảng viên mới kết nạp trong cải cách ruộng đất tạo thành cơ sở mới của Đảng. Cái cơ sở mới này đã bị cưỡng ép phải tìm cho ra quốc dân Đảng ở địa phương mình. Phần thì non nớt, phần thì sợ sệt, phần thì không nắm được quá trình của phong trào cách mạng của địa phương, biết tìm đâu ra quốc dân đảng ở địa phương, nhưng vẫn bị bắt buộc phải tìm ra, thế rồi không địa phương nào bảo địa phương nào, địa phương nào cũng có “sáng kiến” cho những người đã thoát ly đi hoạt động là quốc dân Đảng, kết quả là một số lớn cán bộ trung cao đã được triệu từ Trung ương, từ tỉnh về để xử tội, cũng may mà mới tiến hành trong 7 tỉnh thì phát hiện ra sai lầm nên chỉ mới có chừng gần 1.000 cán bộ trung cao bị xử bắn.

Đó là kế hoạch 4 bước của Mao nhằm diệt Đảng Cộng sản Đông Dương. Cái kế hoạch mới nham hiểm và độc ác làm sao, và ta cũng phải thừa nhận là nó khoa học và thông minh làm sao? Nếu không hoàn thành bước 1 là toàn Đảng coi tư tưởng Mao Trạch Đông là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của mình thì không thể tiến hành bước 2 là nô dịch hoá tư tưởng đảng viên trung cao. Nếu tư tưởng đảng viên trung cao không bị nô dịch thì làm sao có thể chấp nhận cái nhận định quái gở: “Tất cả chi bộ nông thôn đều là chi bộ của địch” được, làm sao tự tay cán bộ trung cao lại đi diệt hết cơ sở của Đảng để xây dựng cơ sở mới. Chấp nhận nhận định này đã có nghĩa là phủ định Đảng cộng sản Đông Dương rồi.

Trong tủ sách nào của cán bộ, của nhân dân lại không có 1 tập thơ, trong đó có bài:

“ĐƯỜNG SANG NƯỚC BẠN” với những câu:

“Tôi đã thấy:

Mao Trạch Đông

Dáng người cao lồng lộng

Đẹp như một ngọn cờ hồng,

Trên mặt người, mặt đất mênh mông”..

Ta hãy tiếp tục tìm hiểu thêm bàn tay độc ác của Mao thò sang Việt Nam trong một vài lĩnh vực khác.

(3) Ta sẽ tiếp thu của Mao Trạch Đông các phương châm: “chính trị là thống soái, tư tưởng đi hàng đầu, tri thức không bằng cục phân” một cách hoàn toàn tự giác (consciemment) coi đó là chân lý và áp dụng cho đến ngày nay. Nếu nói rằng chính trị là thống soái là tất cả mọi sinh hoat chính trị kinh tế văn hóa xã hội của một quốc gia hoàn toàn phụ thuộc vào đường lối chính trị của tập đoàn lãnh đạo quốc gia thì hoàn toàn đúng đối với bất cứ khu vực nào, nước nào tồn tại trên thế giới này. Ở Việt Nam ta, đường lối chính trị của lãnh đạo đã ảnh hưởng đến đời sống của từng người dân một như thế nào, điều ấy ai chẳng thấy rõ.

Nhưng Việt Nam ta đã áp dụng phương châm “chinh trị là thống soái” ở một góc độ khác, hoàn toàn xa lạ với học thuyết Mác Lênin. Đó là “thành phần chủ nghĩa”. Ta đã coi những người thuộc thành phần cơ bản bao gồm công nhân, bần cố nông, dân nghèo thành thị bao giờ lập trường tư tưởng chính trị cũng vững vàng, cũng tốt (nhưng tiếc thay giai cấp công nhân Việt Nam lại chưa thành thục vì chưa có đại công nghiệp, mới thoát thân từ nông thôn, còn đang ở trình độ thợ thủ công).

Với nhận định trên nên trong cải cách ruộng đất ta đã chỉ kết nạp có bần cố nông nghĩa là những người mới thoát nạn mù chữ, thậm chí còn noi gương điển hình KHẨU TÚ CẦN của Trung quốc, nhiều đội cải cách đã chỉ nhằm những cố nông ngớ ngẩn đần độn để kết nạp. Trong các cơ quan dân chính đảng cũng chỉ nhằm những người dốt nhất về kết nạp vào Đảng, giám mã, cấp dưỡng, liên lạc, bảo vệ, công nhân sửa chữa và vv… Một người trí thức được kết nạp vào Đảng thì thật là sỏi vẩy. Một người có học vị đại học tham gia cách mạng từ 1945, kết nạp vào đảng từ 1946 hoạt động liên tục cho đến nay mà không bao giờ được liệt vào hàng ngũ cán bộ chính trị vì không được vững vàng, nếu cũng người có quá trình hoạt động lâu như vậy mà trình độ văn hóa kém thì đã nghiễm nhiên là cán bộ chính trị, được tham gia cấp ủy lãnh đạo từ lâu rồi.

Trong Tuyên ngôn Đảng Cộng sản, Các Mác và Angels dạy rằng: “về thực tiễn những người cộng sản là bộ phận tiên tiến nhất của các đảng công nhân ở tất cả các nước, về lý luận họ có ưu thế hơn bộ phận còn lại của giai cấp vô sản ở chỗ họ có một nhận thức sáng suốt về điều kiện, về bước tiến và kết quả chung của phong trào vô sản”.

Còn Lênin thì dạy rằng:

“Người ta chỉ có thể trở thành người cộng sản sau khi đã làm giàu trí nhớ của mình bằng tổng số tri thức mà loài người đã xây dựng nên”.

Các bậc thầy của chủ nghĩa cộng sản đã dạy chúng ta như thế đấy, là người cộng sản phải có trình độ đại học là ít nhất. Ta hãy kiểm điểm lại hàng ngũ của ta, chưa kể đến đảng viên nói chung, ngay trong các cấp ủy Tỉnh và Trung ương, hãy hỏi được bao nhiêu người tốt nghiệp đại học, phó tiến sĩ, tiến sĩ mà phần lớn là con em công nông, con em cán bộ sinh ra trong chế độ chính trị do Đảng Cộng sản lãnh đạo.

Câu nói cửa miệng phổ biến trong hàng ngũ cán bộ, từ bao năm nay là: Cơ quan nào cũng nát, nó nát bởi vì nó dốt. Nát tới mức: “tệ tham ô, lãng phí trộm cắp tài sản xã hội chủ nghĩa còn nghiêm trọng ở hầu hết các ngành, các cấp” đến nỗi Nhà nước phải công khai công bố trên báo chí thì thật là khủng khiếp.

Ta phải nghiêm khắc mà nhận thức đầy đủ rằng tình hình DỐT NÁT này đã tai hại cho cách mạng Việt Nam biết bao nhiêu! đã ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân tới chừng nào?

Mao Trạch Đông đã luồn cái khẩu hiệu “chính trị là thống soái” vào trong đảng ta, để chống lại học thuyết Mác Lênin, để phá hoại đảng ta như thế đấy. Nó đã tác hại, đang tác hại và còn tiếp tục tác hại không biết đến bao giờ! Các đồng chí ơi! Mau mau có biện pháp cấp cứu để ta thoát khỏi cái vòng vây quỷ quyệt này của Mao Trạch Đông đi!

(4) Cái kim chỉ nam Mao đã làm gì với với hoạt động kinh tế Việt Nam?

Nếu ta đọc bài: “Uốn nắn lại tư tưởng chỉ đạo công tác kinh tế” của Nhân dân Nhật báo Bắc Kinh số ra ngày 9/4/81 do bản tin tài liệu tham khảo đặc biệt của Việt Nam Thông tấn xã đăng tải lại ngày 9/6/81, thì ta thấy rằng, gần như Trung Quốc làm thế nào ta làm đúng như thế ấy. Xin trích dẫn 1 vài đoạn:

– … “Không căn cứ vào điều kiện khách quan, làm trái quy luật khách quan, coi ảo tưởng thành chân lý, làm việc theo ý muốn chủ quan hoặc đem những việc có khả năng trở thành hiện thực trong tương lai cố gắng ghép vào hiện tại để làm”.

– …”Hình như chỉ có làm cho quan hệ sản xuất biến đổi không ngừng, mới có thể thúc đẩy sức sản xuất phát triển không ngừng. Hơn nữa sự biến đổi này của quan hệ sản xuất lại có thể thoát ly khỏi trình độ hiện có của sức sản xuất, nó hoàn toàn do ý muốn chủ quan của con người định đọat”.

– …”Chúng ta đã hơi nóng vội trong phong trào hợp tác hóa nông nghiệp, Trong quá trình đưa hợp tác xã bậc thấp, quá độ lên hợp tác xã bậc cao chúng ta đã bước những bước hơi dài một chút. Khi hợp tác xã bậc thấp còn chưa được thành lập một cách phổ biến chúng ta đã vội đưa lên hợp tác xã bậc cao một cách toàn diện”.

– …”Không phải chỉ quan hệ sản xuất lạc hậu 1 cách nghiêm trọng so với tình trạng của sức sản xuất mới làm cho sức sản xuất bị phá hoại mà quan hệ sản xuất chạy vượt lên trước sức sản xuất thì cũng sẽ làm cho sức sản xuất bị phá họai”.

-… Sai lầm đã có biểu hiện chủ yếu là chỉ tiêu cao, tích lũy nhiều, hiệu quả thấp, tiêu dùng ít, là coi trọng tốc độ, xem nhẹ tỷ lệ cân đối, là coi trọng xây dựng cơ bản, xem nhẹ sản xuất, là coi trọng sản xuất, xem nhẹ đời sống, là coi trọng sản xuất, là coi thường lưu thông phân phối v.v…

… “Qui mô nhập khẩu thiết bị toàn bộ của nước ngoài quá lớn. Theo kinh nghiệm quốc tế một nước nhập vốn nước ngoài nhiều hay ít là phải theo một tỷ lệ nhất định với tình hình xuất khẩu thu nhập ngoại tệ của nước đó ít hay nhiều, nếu vượt quá tỷ lệ bình thường thì sẽ xảy ra tình trạng hoặc là không vay được, hoặc là vay được thì sẽ không trả nợ đúng kỳ hạn được… Mặt khác, khi nhập thiết bị toàn bộ này, chúng ta lại chẳng nghiên cứu xem xét một cách toàn diện khả năng lắp ráp ở trong nước. Theo tính toán muốn hoàn thành việc xây dựng các công trình này, chúng ta còn phải bỏ ra một khoản đầu tư xây dựng lắp đặt đồng bộ… tốn gấp nhiều lần tổng số tiền nhập khẩu các công trình đó… khả năng tài chính vật lực của ta hiện nay không thể đảm đương nổi… chưa so sánh đối chiếu đầy đủ về hình thức lợi dụng tiền vốn nước ngoài và cái giá mà chúng ta phải trả, chúng ta chưa tính toán toàn diện thiệt hơn về việc này”, v,v…

Cứ xem đầy đủ rõ chính ngay kế hoạch 5 năm vừa qua ta đã làm nhiều việc đúng như Trung Quốc đã làm, tuy Mao Trạch Đông đã chết rồi.

(5) Hai việc mà chúng ta cần ghi nhớ đời đời để đời đời căm thù Mao Trạch Đông nó đã lấy danh nghĩa giúp đỡ ta tận tình để phá họai kinh tế của ta cũng tận tình:

Một là: Ta yêu cầu Liên Xô giúp ta làm gang thép Thái Nguyên. Liên Xô nêu ý kiến: “chúng tôi không tin vào số liệu điều tra cơ bản của Pháp, Nhật. Chúng tôi đề nghị chúng tôi qua Việt Nam cùng các đồng chí điều tra cơ bản lại, đồng thời các đồng chí cử cán bộ sang đây học tập kỹ thuật làm gang thép, sau đó hãy tiến hành làm”.

Ta không nghe – Ta nhờ Mao Trạch Đông làm giúp. Thực tế là không có trữ lượng mà kỹ thuật là kỹ thuật của thế kỷ 19. Kết quả là con số không. Tưởng cũng nên công bố con số thiệt hại về tài lực, vật lực và nhân lực để cho toàn dân biết mà căm thù thằng Mao.

Hai là: Mao Trạch Đông xung phong giúp ta xây dựng nhà máy phân đạm Hà Bắc.

Thực tế là: chuyên gia Trung Quốc chưa hề xây dựng nhà máy phân đạm bao giờ, đây là sản phẩm đầu tay của chúng nó. Đến nay kỹ thuật vẫn còn rất trục trặc.

Kết quả là: Nếu đem số than dùng để sản xuất ra 10 tấn phân đạm mà bán đi, thì có thể mua được 20 tấn phân đạm rồi, vẫn còn dư tiền nuôi toàn bộ nhà máy trong thời gian sản xuất ấy.

Đấy, nền công nghiệp nặng của Việt Nam bắt đầu như thế đấy.

(6) về vấn đề ta tiếp thu cái phương châm: “Tự lực Cánh sinh” của Mao.

Kinh nghiệm của thế giới cho biết rằng: Nửa cuối của thế kỷ 19 chỉ có một nước nông nghiệp lạc hậu duy nhất có thể “Tự lực cánh sinh” mà công nghiệp hóa được là Nhật Bản với những chủ trương và biện pháp khá độc đáo nhưng vẫn không tránh khỏi việc bóc lột nông dân nặng nề. Còn sang thế kỷ 20 sau Đại chiến lần thứ nhất, không có một nước nông nghiệp lạc hậu nào có thể tự lực cánh sinh mà công nghiệp hóa nền kinh tế của mình được cả, một là phải nhờ Mỹ, hai là phải nhờ Liên Xô.

Ngay như Liên Xô, sau cách mạng tháng 10 tuy đã có 1 số cơ sở công nghiệp nào đó mà Lênin vẫn phải dựa vào vốn nước ngoài bằng chính sách kinh tế mới vô cùng sáng tạo. Thế mà ở ta, đầu những năm 60 toàn Đảng đã được học tập như sau:

“Giai cấp tư sản thế giới đã bóc lột tàn tệ giai cấp nông dân để có vốn ban đầu mà tiến hành công nghiệp hóa, chúng ra đời, các lỗ chân lông đều vấy bùn và máu từ chân đến đầu, còn ta là xã hội chủ nghĩa thì không được phép bóc lột nông dân như chúng. Mà không còn con đường nào khác là “thắt lưng buộc bụng” để tích lũy.

Đến 1976, trong đại hội 4, chúng ta vẫn áp dụng phương châm “tự lực cánh sinh” của Mao một cách triệt để. Về đường lối kinh tế, Nghị quyết của Đại hội là:

“Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ.”

Câu này thật là khó hiểu. Một là: với hoàn cảnh kinh tế bị tàn phá sau bao năm chiến tranh của ta nếu ta có phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ đến tột độ đi nữa cũng chưa chắc đã đủ nuôi nhau, tạo làm sao ra cơ sở để phát triển công nghiệp nặng được. Hai là; không có công nghiệp nặng thì lấy gì để phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ. Tự lực cánh sinh sao nổi.

Cuối năm 1978 ta ký hiệp định hữu nghị tương trợ dài hạn với Liên Xô. Đầu năm 1980, trong lễ kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Đảng, đ/c Tổng Bí thư đã phát biểu:

“Nhằm xây dựng nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa trong thời gian lịch sử tương tối ngắn, chúng ta ra sức mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, chủ yếu với Liên Xô và Hội đồng tương trợ kinh tế, coi đó là bộ phận hợp thành của đường lối chiến lược kinh tế, chỗ dựa cực kỳ quan trọng để tạo cơ cấu kinh tế mới, biện pháp có hiệu lực để xây dựng công nghiệp và phát triển công nghiệp”.

Mọi người đã thở phào nhẹ nhõm, tưởng đâu sẽ được giải thoát hoàn toàn, và “vàng hương tống tiễn, gạo muối đưa chân” gửi trả lại cho Mao Trạch Đông và bè lũ của nó cái miếng đòn ‘tự lực cánh sinh” rồi.

Song trên thực tế dường như không hẳn như thế, cái hồn ma tự lực cánh sinh nó vẫn ngoan cố ẩn nấp đâu đấy trong chúng ta, cứ xem những lời phát biểu rất trúc trắc và đầy ẩn ý của đ/c Brơ-giơ-ni-ép thì đủ rõ.

– Tháng 6/1980 khi nhận Huân chương từ tay đ/c Tổng bí thư Lê Duẩn:

a) “Tình hữu nghị chỉ được biểu hiện qua việc làm thực tế mà giá trị của nó phải được kiểm nghiệm qua thời gian”.

– Tháng 9 năm 1981, trong buổi chiêu đãi tiễn đoàn đ/c Lê Duẩn và Tố Hữu:

b) “…Khái niệm về tình hình vừa qua, cũng như quan điểm về tình hình hiện nay, chúng ta không có gì khác nhau mà giống nhau”.

Và cụ thể hơn cả là: Đến ngày hôm nay, Liên Xô và Hội Đồng tương trợ kinh tế vẫn chưa dứt khoát về chỉ tiêu viện trợ kế hoạch 5 năm cho chúng ta, nên ta không có kế hoạch 5 năm

KỲ 3

CHỐNG CHỦ NGHIÃ XÉT LẠI HIỆN ĐẠI

(7) Về chống chủ nghĩa xét lại hiện đại.

Trong quá trình hoạt động của mình, Đảng Cộng Sản Liên Xô chưa hề phạm sai lầm cơ hội hữu khuynh, xét lại hiện đại. Đường lối “bảo vệ hòa bình, chung sống hòa bình, hoà bình tiến lên, giữ gìn hòa bình, hoà hoãn quốc tế” vẫn hoàn toàn chính xác. Đ/c Brơ-giơ-ni-ép và Đảng cộng sản Liên Xô đã áp dụng nó một cách vô cùng sáng tạo và linh hoạt, đó là sự thực hiển nhiên, nó được toàn thể loài người tiến bộ đều hoan nghênh và thực hiện.

Đại hội lần thứ 26 của Đảng Cộng sản Liên Xô nêu rõ: “Ngày nay đối với chúng ta, nhân dân ta cũng như đối với tất cả các dân tộc trên thế giới, không có một vấn đề quốc tế nào quan trọng hơn là vấn về bảo vệ hòa bình”. Khơ-rup-sốp có phạm sai lầm, sai lầm khá nghiêm trọng, và đã bị xử lý với mức độ đúng với sai lầm của ông ta, trong đó không có sai lầm xét lại hiện đại. Còn Mao Trạch Đông thì sao? Trong hơn 10 năm từ 1949 đến 1960, y đã bám chặt lấy Liên Xô, lợi dụng Liên Xô công nghiệp hóa cho mình, y đã bắt đầu có lông có cánh, thì y bắt đầu công khai chống lại Liên Xô. Trong hội nghị 81 Đảng họp ở Mát-sxơ-va năm 1960, y đã bộc lộ đường lối bá quyền nước lớn của y, y đã thấy đường lối của hội nghị 81 Đảng là nguy hại cho mưu đồ bá chủ đại hán của y, y bèn xuyên tạc và thổi phồng những sai lầm của Khơ-rút-sốp lên. Mở một chiến dịch có tính chất quốc tế chống lại Liên Xô, quyết liệt và rầm rộ. Lớn tiếng chửi rủa Liên Xô là đi theo chủ nghĩa xét lại hiện đại, đã từ bỏ chủ nghĩa Mác Lênin, đã đưa đất nước Liên Xô đi vào con đường tư sản hóa, đã gắn cho Liên Xô cái danh hiệu Đế quốc xã hội chủ nghĩa.

Thế là lập tức ở Việt Nam cũng phát động một chiến dịch chống chủ nghĩa xét lại hiện đại, cũng quyết liệt và rầm rộ, kéo dài gần suốt thập kỷ 60. Mao Trạch Đông nói Liên Xô là đế quốc xã hội chủ nghĩa thì ta nói Hội đồng tương trợ kinh tế là 1 tổ chức trá hình của chủ nghĩa thực dân mới, là công cụ nô dịch và bóc lột của Liên Xô đối với các nước XHCN Đông Âu. Có một điều khác với Trung Quốc là Trung Quốc thì trực tiếp công khai chống Liên Xô, còn Việt Nam thì chống chủ yếu trong nội bộ cán bộ đảng viên. Muốn chống chủ nghĩa xét lại ở Việt Nam có hiệu quả, cũng cần nêu cao lên ngọn cờ tư tưởng Mao Trạch Đông”.

Bài phát biểu của đ/c Tổng bí thư trong hội nghị trung ương lần thứ 9 tháng 12 năm 1963, đã bước xuất bản thành sách bán tại các cửa hiệu sách với nhan đề: “Một vài vấn đề trong nhiệm vụ quốc tế của Đảng ta”, đã có những đoạn như sau:

“Đảng cộng sản Trung Quốc đứng đầu là đ/c Mao Trạch Đông, là người đã thực hiện một cách xuất sắc nhất lời giáo huấn của Lênin vĩ đại. Sự phát triển và sáng tạo đặc sắc nhất của Đảng Cộng sản Trung quốc và đồng chí Mao Trạch Đông đối với lý luận cách mạng vô sản của chủ nghĩa Mác Lênin là lý luận cách mạng lấy nông dân làm quân chủ lực đây không phải chỉ có vấn đề lực lượng cách mạng mà còn có một loạt vấn đề về đường lối cách mạng và phương pháp cách mạng,  với sự thắng lợi của cách mạng Trung Quốc, lý luận này đã trở thành một chân lý được kiểm nghiệm. Giá trị vĩ đại của lý luận này trước tiên là ở chỗ nó [thật] sự đưa 1/4 loài người vào con ‘đường chuyên chính vô sản.

Lý luận này không còn chỉ đóng khung trong phạm vi Trung Quốc, mà nó đã trở thành một lý luận có tính chất quốc tế và những người Cộng sản Việt Nam chúng ta, do đã học tập và vận dụng lý luận đó một cách sáng tạo nên đã đưa sự nghiệp cách mạng nước ta đến thắng lợi. Nếu trước đây Lênin đã nói rằng sách lược của cách mạng Nga là một mẫu mực về sách lược cho tất cả mọi người cộng sản trên thế giới, thì ngày nay chúng ta cũng có thể nói rằng sách lược của cách mạng Trung Quốc là mẫu mực về sách lược cho nhiều người cộng sản ở Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ La Tinh, Không phải ngẫu nhiên mà Đảng Cộng sản Trung quốc là người đầu tiên sáng tạo ra lý luận cách mạng ấy”……

Trong Đảng ta cũng có 1 số đồng chí chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa xét lại hiện đại.

Để chống lại có hiệu quả sự xâm nhập của chủ nghĩa xét lại vào trong Đảng ta, chúng ta cần làm cho nó không còn có đất để mọc ra, bất kỳ tình hình biến chuyển như thế nào. Nó là một tai họa ghê gớm của phong trào cách mạng, vì một khi đã xâm nhập vào trong Đảng ta nó có thể đục ruỗng tinh thần cách mạng của Đảng và nhân dân ta, nó trở thành tay sai đắc lực cho giai cấp thù địch và là đồng minh khách quan của chủ nghĩa đế quốc….

Chủ nghĩa xét lại hiện đại sẽ bị đánh bại bằng cuộc đấu tranh tư tưởng của những người Macxit Lêninnit.” và thế là cuộc đấu tranh tư tưởng chống chủ nghĩa xét lại ở Việt Nam đã được phát động.

Theo lời giáo huấn trên thì một số đồng chí đã chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa xét lại hiện đại, chủ nghĩa xét lại đã xâm nhập vào Đảng ta đã đục ruỗng tinh thần cách mạng của Đảng và nhân dân ta, “chúng ta cần làm cho nó không còn có đất để mọc ra…”

Song, trên thực tế, Đảng Cộng sản Liên Xô không hề phạm sai lầm xét lại hiện đại bao giờ. Vậy 1 số đ/c ta đã chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa xét lại hiện đại của ai? Từ đâu? Nó đã từ đâu xâm nhập vào Đảng ta để đục ruỗng tinh thần cách mạng của Đảng? Không có gốc thì làm sao có ngọn được.

Vậy mà sau mấy năm học tập đấu tranh chống chủ nghĩa xét lại hiện đại toàn thể cán bộ và đảng viên đã coi Liên Xô là xét lại, là xa rời chủ nghĩa quốc tế vô sản – là đi vào con đường tư sản hóa – là thực dân mới trá hình, lập ra Hội đồng tương trợ kinh tế làm công cụ bóc lột các nước XHCN ở Đông Âu – là từ bỏ đấu tranh giai cấp v…v…

Kết quả là:

– Cán bộ đảng viên nghe thấy hai tiếng Liên Xô sợ như nghe thấy hủi.

– Trẻ con gặp người Liên Xô ngoài đường cũng chửi.

– Một đ/c lãnh đạo, trên diễn đàn của rạp hát Hồng Hà, khi giảng về chống xét lại đã lớn tiếng tuyên bố rằng:

Phụ nữ Liên Xô ngày nay sa đọa lắm rồi, nếu đồng chí nào không tin thì cứ lên đứng trước cửa sứ quán Liên Xô, thấy cô nào đèm đẹp, vẫy vẫy một cái là được ngay”.

– Một nữ bác sĩ người Pháp, công tác ở bệnh viện Việt-Xô, là vợ bác sĩ Chánh, khi đi ngoài đường đã bị một sĩ quan Việt Nam ghé vào tận tai chửi: sale soviétique (con mẹ Liên Xô bẩn thỉu).

Gần 100 cán bộ trung cao bị tù đày lâu năm không được xét xử, hiện nay vẫn còn người chưa được tha.

– 4 Trung ương ủy viên bị khai trừ khỏi Đảng v,v.

Ở Liên Xô không hề tồn tại chủ nghĩa xét lại hiện đại, vậy tại sao lại có cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa xét lại hiện đại ở Việt Nam, để làm cho nhân dân và cấp bộ Việt Nam căm ghét Liên Xô?”.

Phải chăng vì ta đã coi sách lược của cách mạng Trung Quốc là mẫu mực về sách lược cho nhiều người cộng sản ở Châu Á, Trung Quốc chống Liên Xô thì ta cũng chống Liên Xô.

III. KẾT LUẬN

Người đang viết mấy dòng này mang nặng một nỗi ưu tư từ lâu ngày, không sao tự giải tỏa được.

Từ vài chục năm nay, khi nhắc đến thiệt hại to lớn của cải cách ruộng đất ai cũng nghĩ rằng trách nhiệm ghê gớm này chỉ thuộc về 1 vài cá nhân đ/c nào đó. Theo tôi thì hoàn toàn không phải thế. Trách nhiệm này đã thuộc về toàn Đảng, nhưng như vậy cũng sai, nói vậy là oan uổng cho các đ/c ở cơ sở, nhất là các đ/c đã bị hy sinh, mà phải nói cho nghiêm khắc và chính xác rằng, trách nhiệm này trước hết thuộc về tất cả các đảng viên trung cao cấp đã học tập Tổng kết thí điểm cải cách ruộng đất ở Đại Từ rồi đi xuống xã công tác. Trong số đó có tôi.

Tôi là đảng viên Đảng Cộng Sản Đông Dương. Bị đế quốc Pháp bắt bớ, tra tấn, và bỏ tù từ 1940 đến 1945, khi bị tra tấn đã giữ vững được khí tiết cách mạng, khi bị tù đày không hề sờn lòng, vẫn hăng hái xung phong trong mọi công tác cách mạng, đã mấy lần vào sinh ra tử, coi cái chết như sợi lông hồng. Ngày nay suy ngẫm lại cuộc đời mình, tôi tự thấy rằng: cả cuộc đời mình, chưa bao giờ tinh thần tôi lại lâng lâng sảng khoái như mấy năm hoạt động ở trong tù.

Ngày nay, ngồi viết mấy dòng này, đầu gục xuống, nước mắt lưng tròng, Đau đớn ư? Không phải, ăn năn hối hận ư? Cũng không phải.

Tôi đã có một quá trình hoạt động cách mạng đáng kể, có biết bao kinh nghiệm cách mạng, lại đồng thời cũng có một trình độ văn hóa và kiến thức không đến nỗi tồi, ở trong tù đã tham gia dạy anh em cả Pháp văn, cả Hoa văn. Tuổi đời cũng dày dạn rồi.

Ấy thế mà không hiểu tại sao hay là “gặp phải năm xui tháng hạn” chăng mà thằng Mao Trạch Đông nó bảo gì nghe nấy.

Nó bảo:

“Liên Xô là chủ nghĩa thực dân mới trá hình để bóc lột các nước anh em”, cũng vâng.

Nó bảo:

“Chính trị là thống soái, trí thức không bằng cục phân”. Dạ đúng quá.

Nó bảo:

“Phải tự lực cánh sinh để công nghiệp hóa thì mới không mất độc lập chủ quyền” – cũng vâng, như thế mới thật sự cách mạng.

Thậm chí nó bảo:

“Tất cả chi bộ ở nông thôn Việt Nam đều là chi bộ của địch” mà tôi cũng chấp nhận được – Nhưng nếu chỉ chấp nhận không thôi cũng là quá xấu xa rồi. Đàng này tôi đã chấp nhận cái nhận định vừa độc ác vừa quá phi lý ấy để vác ba lô lên vai, đi xuống xã tham gia việc bắn giết đồng chí mình, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của mấy thằng cố vấn Trung Quốc. Đau đớn biết bao! Tủi nhục biết bao!

Tôi sống đã quá nhiều năm tháng rồi, tóc trên đầu chỉ còn có một nửa và đã bạc hết, không còn một sợi nào đen, răng long gần hết, phải dùng răng giả. Gần đất xa trời rồi, ấy thế mà kéo lê những ngày tàn để đợi chết cũng không yên, cái ác mộng cải cách ruộng đất thỉnh thoảng lại đến chụp lấy tôi để dày vò.

Mấy ngày nay, ngồi suy nghĩ viết bản đề cương này, viết xong lòng thật nhẹ nhõm, trước khi chết tôi đã vạch trần được tim đen của con quỷ sứ Mao Trạch Đông.

Tôi kêu gọi tất cả các đồng chí Đảng Cộng sản Đông Dương đã cùng tôi sống chung trong các nhà tù, đã cùng tôi đi học tập tổng kết thí điểm cải cách ruộng đất ở Đại Từ, rồi cũng đã cùng tôi trực tiếp tiến hành cải cách ruộng đất (hoặc ở các Đoàn ủy, hoặc ở các đội) và chúng ta đã hò nhau bắn giết đồng chí mình, hãy ghé vai san sẻ bớt cho tôi gánh ưu tư vừa quá nặng, vừa kinh hoàng này.

Vạch trần được ruột gan thằng Mao, đồng thời được cùng các đồng chí than thở tâm sự, trước khi từ bỏ cõi đời này lòng tôi sẽ được khuây khỏa phần nào đó.

Các đồng chí hãy cùng tôi hô lớn: Đông Dương Cộng sản Đảng bất diệt !

Tháng 02-1983

CHU ĐÌNH XƯƠNG

31. Nguyễn Đình Chiểu Hà Nội

Hết

BESAME MUCHO

Besame Mucho
Each time I cling to your kiss
I hear music divine…

Be..sa..me o Besame Mucho
Hold me, my darling
And say that you’ll always be mine

Besame..Besame Mucho
Each time I cling to your kiss
I hear music divine…

Be..sa..me o Besame Mucho
Hold me,my darling
And say that you’ll always be mine

This joy is something new
My arms enfolding you
Never knew this thrill before..

Whoever thought I’d be
holding you close to me,
Whispering “It’s You I adore”,

Dearest one,
If you should leave me,
Each little dream would take wing.
And my life would be…through,

Be..sa..me o Besame Mucho,
Love me forever,
and make all my dreams come true.

<<<music>>

This joy is something new
My arms enfolding you
Never knew this thrill before..

Whoever thought I’d be
holding you close to me,
Whispering “It’s You I adore”,

My Dearest one,
If you should leave me,
Each little dream would take wing.
And my life would be…through,

Be..sa..me o Besame Mucho,
Love me forever,
and make all my dreams come true…….


Lyrics: Besame Mucho (English Version)

Andy Russell _DaisyAnarchy_

ĐIỀM BÁO

truyện ngắn O. Henry

(nguyên tác: The Harbinger,chuyển ngữ, lần đầu ở VN)

(rút trong tập The Voice of the City, 1908)

https://americanliterature.com/author/o-henry/short-story/the-harbinger

GIỚI THIỆU

 Trong nhiều truyện, O.Henry thường vào đầu tản mạn có khi khá dài, có khi không ăn nhập gì với câu chuyện sắp kể. Điều đó có thể người Mỹ hiểu, còn chủ yếu xa lạ khó hiểu với người nước ngoài. Chúng tôi lược bỏ đoạn đầu của truyện này, đi ngay vào câu chuyện.

Người chuyển ngữ đã đọc khoảng 100 truyện O Henry, chỉ chọn chuyển ngữ được 75 truyện (trong tổng số 455 truyện ngắn của O Henry). Khoảng 1/4 số truyện vì  nặng tính lịch sử, địa lý, nói chung đậm tính văn hoá Mỹ mà chỉ có người Mỹ cảm xúc tốt, có thể không thích hợp với người Việt Nam và người nước ngoài.Tạm gọi những truyện đó là thiếu tính nhân loại. Một nhà văn có  được 3/4 số tác phẩm khiến người nước ngoài cảm nhận tốt đã là quí hiểm lắm rồi.

Truyện này gác lại đoạn mở đầu nói chuyện chung chung về muà xuân với người thành thị và nông thôn khác nhau ra sao.

***

“Tiếng hót líu lo của chú chim cổ đỏ đầu tiên ở vùng Hackensack, sự sôi động của nhựa cây gỗ thích ở Bennington, sự chớm nở của những cây dương liễu dọc theo Phố Chính ở Syracuse, tiếng hót ríu rít đầu tiên của con sơn ca, bài hát thiên nga của vùng Blue Point, cơn lốc xoáy hàng năm ở thị trấn Saint Louis, sự than vãn của người bi quan về vụ mùa hoa đào từ Pompton bang New Jersy, chuyến viếng thăm thường xuyên của con ngỗng hoang đã thuần hóa với một cái chân gãy đến một cái hồ nước gần Ngã tư sông Bilge, nỗ lực kém đạo đức  của hàng Thuốc Ủy Thác để tăng giá thuốc ký ninh quinine nổi bật trong ngôi nhà của nghị sĩ Jinks, cây dương cao đầu tiên bị sét đánh và những kẻ móc túi sững sờ thường thấy đã đi trú ẩn, vết nứt đầu tiên của băng kẹt ở sông Allegheny, phát hiện ra một luống hoa tím trên luống đất rêu phong của nó tại Round Corners – đây là những dấu hiệu báo trước của mùa phát triển nhanh được nối kết vào thành phố khôn ngoan, trong khi người nông dân không nhìn thấy gì ngoài mùa đông trên những cánh đồng buồn tẻ của mình.

Tuy nhiên trên đây chỉ là những yếu tố không đáng kể. Điềm báo lành thực sự là tinh chất của mùa xuân. Chỉ khi mùa xuân đến và báo chí thông tin về con rắn đuôi chuông năm chân bị giết trong đồng cỏ của vùng Squire Pettigrew mới xác nhận điềm lành sắp đến.

Trước khi đám hoa tím nở bông hoa đầu tiên, ba chàng Peters, Ragsy và Kidd ngồi cùng nhau trên một chiếc ghế dài ở quảng trường Union và âm mưu gì đó. Anh Peters là thủ lĩnh “D’Artagnan” (*) của những kẻ lười biếng lang thang đó. Anh ta là người bẩn thỉu nhất, lười biếng nhất, người trầm tư buồn tẻ nhất trên nền đất cỏ xanh của mọi chiếc ghế dài trong công viên. Tuy nhiên vào lúc đó anh là người quan trọng nhất trong bộ ba.

Peters đã có vợ. Điều này không ảnh hưởng đến vị trí của anh ấy đối  với Ragsy và Kidd. Nhưng hôm nay, địa vị của anh đã mang lại cho anh một sự thích thú đặc biệt. Những người bạn của anh ta, đã thoát khỏi hôn nhân, thướng thể hiện ý định chế giễu Peters vì sự mạo hiểm của anh ta trên cái biển đầy rắc rối đó. Nhưng cuối cùng, họ đã buộc phải thừa nhận rằng hoặc anh ta đã được ban tặng một tầm nhìn xa rộng hoặc anh ta là một trong những người con trai may mắn của thần Định Mệnh.

Bởi lẽ, bà Peters có một đô la. Một tờ giấy bạc một đô la, tiền thật và đáng nhận từ chính phủ trong quĩ hải quan, thuế và tất cả các khoản phí công cộng. Làm thế nào để sở hữu được đồng đô la đó- ấy là câu hỏi được thảo luận bởi ba chàng lính ngự lâm.

“Làm sao anh biết đó là một đồng đô la?” Ragsy hỏi, sự to lớn của số tiền khiến anh ta hoài nghi.

“Người bán than củi đã thấy cô ấy cầm nó,”, Peters nói. “Cô ấy đi ra ngoài tìm được việc giặt giũ ngày hôm qua. Và hãy nhìn những gì cô ấy cho tôi vào bữa sáng nay …một miếng cùi một bánh mì và một tách cà phê, còn cô ấy có một đô la!”.

“Thật khốc liệt,” Ragsy nói.

“Thử nói rằng chúng ta đột ngột tiến tới, đấm và nhét một chiếc khăn vào miệng cô ấy rồi tóm lấy đồng tiền đó”, Kidd gợi ý: “Anh không sợ phụ nữ, phải không?”

“Cô ấy có thể la hét và khiến chúng ta bị bắt giữ,” Ragsy nói. “Tôi không nghĩ đến việc đánh một người phụ nữ nào đó trong một khu nhà đầy người”.

“Thôi nào các quý ông,” ông Peters nói một cách nghiêm túc, qua cái râu màu nâu đỏ của mình, “hãy nhớ rằng các bạn đang nói về vợ tôi. Một quí ông sẽ không  ra tay với một người phụ nữ, ngoại trừ theo cách…”

Ragsy mỉa mai nói, “Chúng ta đành phải từ bỏ món bia đen Đức thôi. Nếu chúng ta có một đô la thì chúng ta có thể…”.

“Yên lặng nào!” Ông Peters nói, liếm môi. “Bằng cách nào đó, chúng ta phải có được đồng tiền đó, các chàng trai à. Chẳng phải vợ của một người là của anh ta sao? Để đó cho tôi. Tôi sẽ về nhà và lấy tiền. Hãy đợi tôi ở đây”.

Kidd nói: “Tôi đã thấy các bà nhường nhịn nhanh chóng và nói cho anh biết nơi nào họ giấu tiền nếu anh đá vào xương sườn của họ”.

“Không có người đàn ông nào đá một người phụ nữ,” Peters nói một cách nghiêm túc. “Một chút nghẹt thở – chỉ cần một cú bóp nhẹ cổ họng- sẽ lấy tiền đi nhanh chóng – và không để lại dấu vết nào. Đợi tôi nhá. Tôi sẽ mang lại đồng đô la đó, các chàng trai à”.

Ở tầng trên trong một ngôi nhà chung cư giữa thị trấn Second Aveue và dòng sông, gia đinh Peterses sống trong một căn phòng phía sau ảm đạm đến nỗi chủ nhà đỏ mặt mỗi khi đến lấy tiền thuê nhà. Bà Peters làm những việc khác nhau tùy lúc, những công việc lặt vặt là cọ rửa và giặt giũ. Anh Peters có một hồ sơ trong sạch liên tục 5 năm mà không kiếm được một xu nào. Tuy nhiên, họ vẫn bám lấy nhau, chia sẻ nỗi thù hận và đau khổ của nhau, trở thành những sinh vật của thói quen. Theo thói quen đó – cái sức mạnh giữ cho trái đất khỏi bay tung thành từng mảnh; mặc kệ một số lý thuyết ngớ ngẩn về sức hút trọng lực nọ kia.

Bà Peters tựa cái thân hình hơn chín chục ký lô của mình trên hai chiếc ghế và nhìn chằm chằm vào cửa sổ ở bức tường gạch đối diện. Đôi mắt cô đỏ và ẩm ướt. Các đồ nội thất đã bị mang đi trên xe đẩy, nhưng không người đàn ông bán hàng rong nào cho không chiếc xe đi.

Cánh cửa mở ra cho Peters vào. Đôi mắt chó săn của anh ấy thể hiện một điều ước muốn. Chẩn đoán của vợ anh ta xác định chính xác vị trí của nó, nhưng hiểu sai rằng đôi mắt đói thay vì khát rượu.

“Anh sẽ không có gì để ăn thêm cho đến tối,” cô nói, lại nhìn ra ngoài cửa sổ. “Hãy mang khuôn mặt chó săn chồn của anh ra khỏi phòng đi”.

Mắt chàng Peters tính khoảng cách giữa họ. Bằng cách anh sẽ làm cô ấy kinh ngạc, có thể nhảy chồm lên, lật ngã cô ấy, và áp dụng các chiến thuật bóp cổ mà anh đã khoe khoang với các đồng đội của mình đang chờ đợi. Đúng vậy, đó chỉ là một sự khoe khoang; chưa bao giờ dám đặt sợi dây bạo lực lên cô ấy; nhưng với những suy nghĩ của người đàn ông dễ chịu, lạnh lùng hay món rượu Culmbacher làm căng thẳng thần kinh, anh ta gần như đảo lộn lý thuyết của chính mình về cách đối xử của một quý ông đối với một quý bà. Nhưng, với tình yêu của kẻ làm biếng thích nghệ thuật và ít căng thẳng hơn, anh đã chọn ngoại giao trước tiên, lá bài cao trong trò chơi – thái độ giả bộ của người thành công như đã từng đạt được.

“Em có một đô la đấy à” anh nói, lờ đờ, nhưng đáng chú ý trong giai điệu đi cùng với việc châm một điếu xì gà khi tài sản đã coi như nằm trong tầm tay.

“Tôi có,” bà Peters nói, rút từ bộ ngực mình tờ bạc, giơ ra, vò sột soạt, vẻ trêu chọc.

“Anh xin được một vị trí trong một…trong một cửa hàng trà,” Peters nói, “Anh sẽ bắt đầu công việc ngay lập tức. Nhưng anh cần phải mua một cặp… “.

“Anh là một kẻ dối trá,” bà Peters nói, vùi sâu lại tờ bạc vào chỗ cũ. “Không có cửa hàng trà, cũng không có cửa hàng ABC nào, cũng không có cửa hàng tạp hóa nào có sẵn cho anh làm. Tôi đã làm tuột cả da tay để giặt áo khoác và quần yếm mới kiếm được đồng đô la đó. Anh nghĩ rằng đồng tiền kiếm như thế dùng mua thứ gì đó cho anh ư ? Quên đi nhá ! Đừng nghĩ tới tiền bạc”.

Rõ ràng là điệu bộ màu mè kiểu Pháp không đáng giá một xu của đồng đô la đó. Nhưng ngoại giao thì khéo léo. Khí chất nghệ thuật của  Peters đã nâng anh lên bằng dây đeo của những cái bao chân sở thích và đưa anh ta lên một vùng đất mới. Anh ta nhìn lên với một ánh mắt u sầu.

“Clara,” anh nói một cách trống rỗng, “cố gắng xa hơn nữa là vô ích. Em đã luôn hiểu lầm anh. Chúa Trời biết anh đã cố gắng hết sức để giữ cái đầu vượt qua những cơn sóng bất hạnh, nhưng mà…”.

– “Hãy cắt bỏ cầu vồng hy vọng và những thứ nói về việc đi từng bước vượt qua những hòn đảo chật hẹp của Tây Ban Nha”, bà Peters nói với một tiếng thở dài. “Tôi đã nghe thấy lời nói đó rất nhàm tai rồi. Có một chai rượu cồn carbolic trên kệ phía sau lon cà phê rỗng. Rẻ tiền nhưng uống ngon đấy”.

Anh chàng Peters ngẫm nghĩ. Tiếp theo làm gì bây giờ ! Thủ đoạn cũ đã thất bại. Hai chàng lính ngự lâm lạc hậu đang chờ đợi anh ta một cách bực bội bên cái  lâu đài đổ nát – nghĩa là, trên một chiếc ghế đá công viên với những cái chân bằng gang ọp ẹp. Danh dự của anh đã bị đe dọa. Anh đã hứa hẹn đi  phá hủy lâu đài bằng một tay và mang lại kho báu là để cung cấp cho họ một cuộc nhậu ồn ào và khuây khỏa. Và tất cả những gì đứng chắn giữa anh và đồng đô la thèm muốn là vợ anh ta, từng là một cô gái nhỏ mà anh ta có thể … a ha! – tại sao không thử một lần nữa? Một lần với những lời nói nhẹ nhàng hết mức có thể, như người ta nói, xoay cô ấy quanh ngón tay út của mình. Tại sao không thê một lần nữa? Chẳng phải trong nhiều năm, anh đã thử nó rồi sao. Nghèo đói và hận thù lẫn nhau đã giết chết tất cả những lời đẹp đẽ dịu dàng đó. Tuy vậy còn Ragsy và Kidd đang đợi anh mang đến đồng đô la !

Peters lén lút nhìn vợ. Tầm vóc bự con vô hình dạng của cô lấp kín cái ghế. Cô vẫn dán mắt ra ngoài cửa sổ trong một kiểu thôi miên kỳ lạ. Đôi mắt cô cho thấy cô đã khóc và mới chùi mắt.

“Anh băn khoăn rằng,” Peters nói với chính mình, “có lẽ xảy chuyện gì trong đó chăng”.

Cửa sổ mở ra khi nhìn thấy những bức tường gạch và sân sau tồi tàn, cằn cỗi. Ngoại trừ sự ôn hòa của không khí lọt vào, nó có thể là giữa mùa đông nhưng trong thành phố đã biến một khuôn mặt nhăn nhó như vậy để bao vây ngăn cản mùa xuân. Tuy nhiên mùa xuân không đến với tiếng sấm như pháo nổ. Cô ấy là một người lính công binh và một người khai thác mỏ, và bạn phải đầu hàng thôi.

“Ta sẽ thử lần nữa,” Peters tự nhủ, làm vẻ mặt gượng gạo.

Anh đi đến bên vợ và choàng tay qua vai cô.

“Clara, em yêu ơi,” anh nói bằng giọng không nên đánh lừa một con hải cẩu con, “tại sao chúng ta phải có những từ ngữ khó nghe? Chẳng phải em là cục cưng của riêng anh sao?”.

“Một âm mưu đen tối chống lại anh, Peters, trong cái quần xa-ri của Thần tình yêu. Các mảnh ghép của thói mua chuộc gượng gạo chống lại anh, và sự giả mạo và phát ngôn hai lời kêu gọi linh thiêng nhất của Tình yêu”.

Nhưng phép màu của mùa xuân đã được trang trí lên. Điềm báo bước vào căn phòng phía sau qua con hẻm nhỏ giữa những bức tường đen đã len lỏi tới nơi. Thật là nực cười, nhưng …chà, đó là một cái bẫy chuột, và ông bạn, quí bà và tất cả chúng ta, đang ở trong đó.

Bà Peters đỏ và béo và khóc như nữ thần Niobe đau khổ triền miên hay cái thác nước Niagara, quàng tay ôm lấy lãnh chúa và làm anh ta tan biến. Anh  Peters đã cố gắng phấn đấu giải thoát tờ giấy đô la từ kho tiền gửi của mình, nhưng cánh tay của anh bị ép chặt vào hai bên sườn.

“Em có yêu anh không, James?” Peters hỏi.

“Anh điên rồi,” nàng James nói, “nhưng mà…”.

“Anh bị ốm rồi !” bà Peters kêu lên. “sao anh trông nhợt nhạt và mệt mỏi thế?”

“Anh cảm thấy yếu đuối”, ông Peters nói. “anh….”

“Ồ, đợi đã, em biết nó là gì rồi. Đợi đã, James. Em sẽ quay lại sau”.

Với một con rệp rời đi đã hồi sinh trong hồi ức của Peters về kẻ Hồi giáo quá tệ , vợ anh vội vã rời khỏi phòng và xuống cầu thang.

Peters kéo ngón tay cái lên dưới cái dây đeo quần.

“Được rồi,” anh tâm sự với trần nhà. “Ta đã làm cô ấy bỏ đi mất rồi. Ta không biết cô gái già nào mềm mại khác nữa dưới cái xương sườn (**) ngốc nghếch ấy. Cá là 100 ăn 1 ta nhận được đồng đô la. Ta tự hỏi cô ấy đã đi ra ngoài để làm gì. Ta đoán cô ấy đã đi nói với bà Muldoon trên tầng hai, rằng chúng tôi đã hòa giải. Ta sẽ nhớ điều này. Xà phòng thì mềm mại mà. Thế mà Ragsy dám nói về việc đánh cô ấy!

Bà Peters trở lại với một chai thuốc bổ thổ phục linh

“Em mừng vì đã tình cờ kiếm được đồng đô la người ta bỏ quên đó”, cô nói. “Anh đã kiệt sức rồi, anh yêu à”.

Peters uống một muỗng canh cái thứ chán ngắt đó vào miệng. Rồi bà Peters ngồi vào lòng anh và thì thầm:

“Gọi em là cục cưng của riêng anh một lần nữa đi, James”.

Anh ngồi đờ đẫn, bị giữ chặt ở đó bởi nữ thần mùa xuân vật chất của mình.

Mùa xuân đã đến.

Trên băng ghế ở Quảng trường Union, hai gã Ragsdale và Kidd ngồi vặn vẹo, thè lưỡi, chờ đợi hiệp sĩ thủ lĩnh “D’Artagnan” và đồng đô la của anh ta.

“Ta ước rằng ta đã bóp cổ mụ ấy ngay từ đầu”, Peters thầm nghĩ.

Hết

CHÚ THÍCH

*[1]. D’Artagnan: Nhân vật đứng đầu ba chàng ngự lâm trong tiểu thuyết “Ba người ngự lâm pháo thủ” của nhà văn Alexander Dumas thế kỷ 19.

*2. Theo Kinh Thánh: người phụ nữ được Chúa tạo ra từ 1 cái xương sườn của đàn ông.

LỜI BÀN NGƯỜI DỊCH

Câu chuyện cặp vợ chồng nghèo, anh chồng thất nghiệp. Nhà văn kể bằng giọng không quá u uất, bi thương. Trái lại đôi khi thoáng một nụ cười hài hước. Có lẽ đó là một tính cách Mỹ. Khó thấy một truyện ngắn Việt Nam bạo tay viết như vậy. Truyện ngắn Nam Cao, Nguyên Hồng, Kim Lân và nhiều người khác kể những cuộc đời của giới cần lao hoặc trí thức khá u ám, kết cục bí đát, chỉ gợi lòng căm hận hoặc cam chịu. Cao hơn một chút là giữ được ước mơ đổi đời và giữ thiên lương trong sạch…

An Giang ngày 9/7/2020

Phùng Hoài Ngọc

 

 

Post hình hai bé lên đây dần dầnBONG HỒNG VÀNG

Nhắn tin tiên sinh Lí Trọng Đạo đang bôn ba viễn xứ, tại hạ mất liên lạc lâu rồi.

Xin comment vài dòng nhá.

Thư giãn cuối tuần

CHUYệN ĐÓ LÀ HÀI KịCH

(hay là Mối tình tay ba)       

truyện ngắn O. Henry

Nguyên tác The Thing’s the Play

(tập Strictly Business,1910)

Phùng Hoài Ngọc chuyển ngữ.

https://americanliterature.com/author/o-henry/short-story/the-things-the-play

bìa mớiQuen với một phóng viên báo chí thường có cặp vé mời xem hát, tôi đã được xem buổi biểu diễn vài đêm trước tại một trong những rạp hài kịch tạp kỹ nổi tiếng.

Một trong những tiết mục là bài độc tấu vĩ cầm của một người đàn ông có vẻ ngoài hấp dẫn, tuổi chưa quá bốn mươi, nhưng mái tóc dày đã ngả màu xám tro. Không bị lôi cuốn bởi bản nhạc, tôi mặc hệ thống âm thanh trôi qua tai, chỉ mải ngắm nghía người nhạc công đó.

“Có một câu chuyện về anh chàng đó khoảng một vài tháng trước”, phóng viên nói. “Họ giao nhiệm vụ cho tôi. Đó là phụ trách một chuyên mục và nó phải theo kiểu cực kỳ nhẹ nhàng và đùa giỡn. Ông sếp già có vẻ thích các chi tiết vui nhộn mà tôi viết về các sự kiện địa phương. Ồ, phải rồi, tôi đang viết bài về một vở hài kịch tả một hoàn cảnh trớ trêu. Tôi đi xuống nhà hát đó và lấy tất cả các chi tiết, nhưng chắc là tôi đã thất bại với việc đó. Tôi quay trở lại và viết bài phê bình khôi hài về một đám tang ở phía đông thay vào. Tại sao à ? Ồi, tôi dường như không thể nắm bắt được nó bằng những thủ thuật ngộ nghĩnh của mình. Có lẽ anh có thể tạo ra vở bi kịch một hồi từ chuyện đó, cho  màn kịch mở đầu đêm diễn. Tôi sẽ cung cấp cho anh dữ liệu chi tiết”.

Sau buổi biểu diễn, phóng viên bạn tôi, đã kể cho tôi nghe những chuyện ở thành phố Wrzburger.

Tôi nói sau khi anh kết thúc câu chuyện:

– Tôi thấy không có lý do tại sao chuyện đó không thể tạo ra một truyện hài hước đặc sắc. Ba người đó không thể diễn một kiểu cách ngớ ngẩn và vô lý hơn nếu họ là những diễn viên thực thụ trong một nhà hát thực sự. Tôi thực sự e ngại rằng tất cả sân khấu là cuộc đời thôi, dù sao đi nữa, với tất cả các diễn viên, cũng là người nam và người nữ mà thôi. “Chuyện đó là vở hài kịch” là câu của ông Shakespeare*[1] mà tôi dẫn ra.

“Hãy thử viết xem,” anh bạn phóng viên nói.

“Tôi sẽ viết”, tôi nói; và tôi đã làm, tôi trình bày cho anh ấy thấy làm thế nào phóng viên có thể tạo ra một cột báo hài hước về chuyện đó cho tờ báo của anh ta.

“Có một ngôi nhà gần Quảng trường Abingdon. Ở tầng trệt có một cửa hàng nhỏ hai mươi lăm tuổi, nơi bán đồ chơi, tạp hóa và văn phòng phẩm.

Một đêm hai mươi năm trước có một đám cưới trong các phòng ở trên lầu của cửa hàng. Bà góa phụ Mayo là chủ ngôi nhà và cửa hàng. Cô con gái Helen kết hôn với anh Frank Barry. Và anh John Delaney là chàng phù rể. Helen mười tám tuổi, và bức ảnh của cô đã được in trong một tờ báo buổi sáng bên cạnh tiêu đề của một câu chuyện “Nữ sát nhân hàng loạt” ở vùng Butte tiểu bang Montana. Nhưng sau khi  cặp mắt và trí thông minh của bạn đã chẳng quan tâm câu chuyện đó, bạn nắm lấy cái kính phóng đại của mình và đọc bên dưới bức chân dung mô tả cô ấy như một bức ảnh trong một loạt các mỹ nhân nổi bật ở vùng hạ miền Tây.

minh họa The Thing the Play

Frank Barry và John Delaney là bạn bè, những người trẻ tuổi “nổi bật” đang cùng theo đuổi cô gái – những người mà khán giả mong đợi nhìn vào mỗi lúc tấm màn  sân khấu kéo lên. Người ta trả tiền cho ghế nghe giàn nhạc và xem kịch hư cấu đều mong đợi điều này. Đó là ý tưởng hài hước đầu tiên xuất hiện trong câu chuyện. Hai chàng trai trẻ đã tạo ra một cuộc đua tuyệt vời mong đạt được sự hứa hôn của Helen. Khi Frank chiến thắng, John bắt tay và chúc mừng anh ta – một cách thành thật, anh ta đã làm vậy.

Sau buổi lễ, Helen chạy lên lầu để đội chiếc mũ. Cô làm lễ kết hôn trong một chiếc váy du lịch. Cô và Frank sẽ đến Old Point Comfort trong một tuần[2]*. Ở tầng dưới, đám đông như thường lệ của những người già ăn mặc cổ đại nói lắp bắp, đang chờ đợi, với những đôi bàn tay đầy những bao và túi giấy đựng bánh đúc ngô.

Bỗng nhiên, có một tiếng lách cách ở cửa lối cầu thang thoát hiểm hỏa hoạn, và chàng phù rể John Delaney điên cuồng và mê đắm nhảy vào phòng cô dâu, với một đám tóc ướt sũng mồ hôi rủ xuống trán, và với tình yêu hung dữ và đáng trách của mình đối với người yêu đã mất, anh khẩn thiết nài xin cô ta cùng chạy trốn đến vùng Riviera, hoặc vùng Bronx, hoặc bất kỳ địa điểm cũ nào có khí hậu nước Ý và âm nhạc dịu dàng và nhỏ dần đến hết.

Và Delaney ngã trượt chân khi nhìn Helen đẩy lùi anh. Với đôi mắt rực lửa và khinh bỉ, cô gần như khinh miệt anh mà nói rằng bất kể anh muốn gì cũng phải  nói năng tử tế với người đáng kính.

Trong vài khoảnh khắc cô đã đuổi anh ta đi. Danh dự nam tính đã khống chế khiến anh phải ra đi. Anh cúi thấp đầu, và nói lảm nhảm điều gì đó về “sự thôi thúc không thể cưỡng lại” và “mãi mãi mang trong mình ký ức” – và cô bảo anh bám vào lối thoát hiểm tầng một mà đi xuống.

“Tôi sẽ ra đi,” John Delaney nói, “đến những nơi xa nhất trên trái đất. Tôi không thể ở gần em và biết rằng em là của người khác. Tôi sẽ đến Châu Phi, và ở giữa những cảnh đời khác tôi cố gắng để đạt được…”

“Vì Chúa, hãy ra ngoài đi,” Helen nói, “lỡ ai đó có thể đi vào đây”.

Anh quỳ xuống bằng một đầu gối, và cô đưa cho anh một bàn tay trắng nõn để anh có thể trao cho nó một nụ hôn từ biệt.

Các cô gái ơi, ân huệ lựa chọn này của vị thần Ái  tình nhỏ bé vĩ đại đã từng ban cho các cô, phải chăng để có được anh bạn mà cô muốn thực là cứng nhắc, và có một người cô không muốn anh ta chạy đến với một lọn tóc ẩm ướt trên trán và quỳ xuống trước cô và lập bập về “châu Phi và tình yêu”, mà bất chấp tất cả, nó sẽ mãi mãi nở hoa, một cây hoa không tàn trong trái tim anh ta ? Để cô biết sức mạnh của mình, và để cảm nhận sự an toàn ngọt ngào của trạng thái hạnh phúc của chính cô; cô đuổi một kẻ không may mắn, thất tình đến mức tan nát trái tim, phải đến những vùng xa lạ nước ngoài, trong khi cô tự chúc mừng thấy anh ấy khắc nụ hôn cuối cùng của mình trên ngón tay cô, những móng tay được gọt giũa cẩn thận – có thể nói, các cô gái, thật là hào hiệp – đừng bao giờ để người ta hôn vào tay mình như thế nhé.

Và sau đó, tất nhiên – làm thế nào bạn đoán được chứ ? – cánh cửa mở ra và chú rể ghen tức, như những chùm dây thắt dần lại, lén lút đi vào.

Nụ hôn chia tay đã được in sâu trên tay Helen, và John Delaney nhảy ra khỏi cửa sổ và dưới lối thoát hiểm, hướng về phía châu Phi.

Một chút nhạc chậm rãi, nếu bạn thích – tiếng violon mờ nhạt, chỉ một hơi thở của cây kèn clarinet và một cú chạm nhẹ của đàn cello. Hãy tưởng tượng ra cảnh đó. Chú rể Frank, sôi sục, với tiếng kêu của một người đàn ông như là bị thương sắp chết bật ra từ anh ta. Helen, chạy nhào đến và ôm lấy anh, cố gắng giải thích. Anh ta bắt lấy cổ tay cô và dứt ra khỏi vai anh – một lần, hai lần, ba lần anh giằng co cô theo cách này và điều đó người quản lý sân khấu sẽ chỉ cho bạn cách  thức miêu tả – và đẩy cô xuống sàn như một thứ nát nhàu, hối hả, rền rĩ. Không bao giờ– anh kêu lên, anh nhìn vào mặt cô lần nữa, và lao ra khỏi nhà, lách qua những nhóm khách đang nhìn chằm chằm kinh ngạc.

Và, bây giờ, vì là Chuyện Đời chứ chẳng phải một vở Kịch, khán giả phải tản bộ ra hành lang thực sự của cuộc sống và rồi kết hôn, chết, tóc bạc đi, giàu, nghèo, vui hay buồn, phải chờ đợi trong suốt thời gian ngừng nghỉ hai mươi năm trôi đi, trước khi bức màn kéo lên một lần nữa.

Bà Barry được thừa hưởng cửa hàng và ngôi nhà. Ở tuổi ba mươi tám, cô chủ có thể vẫn vượt qua nhiều cô mười tám tuổi tại một cuộc thi sắc đẹp về điểm số và kết quả chung. Chỉ có một vài người nhớ đến vở kịch hài đám cưới của cô, nhưng cô không cần giữ bí mật. Cô đã không gói nó trong hoa oải hương hoặc gác bếp, cô cũng không bán nó cho một tạp chí.

Một ngày nọ, một luật sư trung niên thích kiếm tiền, đến cửa hàng của cô để mua giấy mực dùng trong nghề luật, đã cầu hôn khi cô đứng bên kia quầy .

“Tôi thực sự rất cảm ơn anh bạn”, Helen nói một cách vui vẻ, “nhưng tôi đã kết hôn với một người đàn ông khác, hai mươi năm trước. Anh ta là một con ngỗng khờ dại hơn là một người đàn ông, tuy vậy tôi nghĩ rằng tôi yêu anh ta. Tôi chưa bao giờ gặp lại anh ta kể từ khoảng nửa giờ sau buổi lễ cưới… Ông bạn muốn mua mực sao chép hay mực lỏng để viết ?

“Luật sư cúi đầu trước quầy với kiểu nhận ân sủng thời xưa và để lại một nụ hôn trân trọng trên mu bàn tay cô. Helen thở dài. Chia tay với lời chào, tuy lãng mạn, nhưng có thể gọi là quá lố. Lúc này cô đang tuổi ba mươi tám, xinh đẹp và được ngưỡng mộ; nhưng tất cả những gì cô ấy có được từ những người yêu của mình chỉ là sự tiếp xúc gần gũi và lời chào từ biệt. Tệ hơn nữa, với kẻ cuối cùng, cô cũng đã mất một khách hàng.

Kinh doanh suy giảm, và cô ấy treo biển “Cho thuê phòng”. Hai phòng lớn trên tầng ba đã được trang bị giao cho những người thuê nhà theo ý cô muốn. Người ở trọ đến và đi một cách tiếc nuối, vì ngôi nhà của bà Barry là nơi ở của sự gọn gàng, thoải mái và giàu hương vị.

Một ngày nọ, Ramonti, một nghệ sĩ vĩ cầm đăng ký vào phòng phía trước trên lầu. Những tiếng nhạc chói tai và tiếng ồn ào ở khu phố trên làm xúc phạm đôi tai cầu kỳ của anh ta; Vì vậy, một người bạn đã mách anh ta đến ốc đảo này trong sa mạc ồn ào.

Ramonti, với khuôn mặt trẻ trung bền vững, đôi lông mày đen, bộ râu ngắn, nhọn như người nước ngoài, màu nâu, mái tóc xám dễ nhận và khí chất thất thường nghệ sĩ bộc lộ một cách nhẹ nhàng, vui vẻ và dễ thương là người thuê nhà được chào đón trong ngôi nhà cũ gần Quảng trường Abingdon.

Helen sống ở tầng trên cửa hàng. Kiến trúc của tầng này thực khác thường và kỳ lạ. Phòng khách rộng và gần như hình vuông. Ở một bên, chỗ cuối phòng đó bắc lên một cầu thang mở lên tầng trên. Tại gian phòng này cô đã trang bị như một phòng tiếp khách và cũng là văn phòng. Ở đó, cô dùng một cái bàn, viết thư từ kinh doanh; và cô ngồi đó vào buổi tối bên một bếp lửa ấm áp và một ngọn đèn đỏ rực và may vá hoặc đọc sách báo. Ramonti tìm thấy bầu không khí dễ chịu đến nỗi anh đã dành nhiều thời gian ở đó, chuyện trò với bà Barry về những kỳ quan của Paris, nơi anh đã học tập với một tay kéo đàn đặc biệt khét tiếng và ồn ào.

Tiếp đến là người thuê nhà thứ hai, một người đàn ông đẹp trai, u sầu vào đầu lứa tuổi 40, với bộ râu màu nâu, bí ẩn, và đôi mắt cầu xin ám ảnh lạ lùng. Anh  này cũng vậy, thấy xã hội của Helen là một nơi đáng mong đợi. Với đôi mắt của Romeo say đắm và Othello ghen tuông, anh làm cô say mê bằng những câu chuyện về những mối tình xa xôi và tán tỉnh cô bằng những lời bóng gió trân trọng.

Ngay từ lần đầu tiên Helen đã cảm thấy một sự hồi hộp kỳ diệu và hấp dẫn trước sự hiện diện của người đàn ông này. Giọng nói của anh bằng cách nào đó đã đưa cô nhanh chóng trở lại thời kỳ lãng mạn của tuổi trẻ. Cảm giác này lớn dần, và cô chấp nhận nó, và nó dẫn cô đến một niềm tin theo bản năng rằng anh là  nhân tố trong mối tình lãng mạn đó. Và sau đó với lý luận của một người phụ nữ (ồ, vâng, đôi khi họ làm vậy), cô ấy đã nhảy qua những tam đoạn luận*[3] và lý thuyết thông thường, và logic, và chắc chắn rằng chồng cô đã quay lại với cô. Vì cô nhìn thấy cái tình yêu trong mắt anh, điều mà không người phụ nữ nào có thể nhầm lẫn, và cả ngàn tấn luyến tiếc và hối hận, làm dấy lên sự thương hại, nó gần như sự ghen tuông tình yêu được đền đáp, đó là một điều hoàn toàn cần thiết trong ngôi nhà mà người con trai xây dựng.

Nhưng cô không tỏ dấu hiệu gì. Một người chồng bước quanh góc nhà sau hai mươi năm mới lại ghé thăm một lần nữa, thì đừng nên mong đợi thấy đôi dép của mình được đặt quá thuận tiện gần đó cũng như không có một que diêm nào sẵn sàng bật lửa cho điếu xì gà của anh ta. Phải có sự giải thích, giải thích và có thể là một sự ghét cay ghét đắng. Một cái luyện ngục nhỏ cho sự ăn năn hối lỗi, và sau đó, có lẽ, nếu anh ta khiêm tốn đúng cách, anh ta có thể được tin tưởng với một sự vui vẻ như cây đàn hạc và vòng hoa. Và vì vậy, cô không tỏ dấu hiệu rằng cô biết hoặc nghi ngờ.

Và bạn tôi, anh phóng viên, chẳng thể thấy điều gì buồn cười trong chuyện này ! Được phân công đi viết một câu chuyện bỡn cợt, vui nhộn, tươi sáng về câu chuyện… nhưng mà thôi tôi sẽ không chỉ trích người anh em – chúng ta hãy tiếp tục câu chuyện.

“Một buổi tối, Ramonti dừng lại trong quầy tiếp tân ở văn phòng của Helen và nói với tình yêu của anh bằng sự dịu dàng và nhiệt tình của người nghệ sĩ say mê. Lời nói của anh là một ánh hồng sáng chói của ngọn lửa thần thánh phát sáng trong trái tim của một người đàn ông, là một người ngủ mơ và kết hợp cả hai thứ.

“Nhưng trước khi em trả lời tôi,” anh tiếp tục, trước khi cô ấy có thể buộc tội anh v sự đường đột, “Tôi phải nói với em rằng ‘RAMONTI’ là tên duy nhất tôi phải giới thiệu với em. Người quản lý của tôi đã đặt cho tôi cái tên đó. Tôi không biết tôi là ai hoặc tôi từ đâu đến. Hồi ức đầu tiên của tôi là mở mắt trong bệnh viện. Tôi là một chàng trai trẻ và tôi đã ở đó trong nhiều tuần. Cuộc sống của tôi trước đó là một khoảng trống trong trí nhớ tôi. Họ nói với tôi rằng tôi được tìm thấy nằm trên đường với một vết thương trên đầu và được đưa đến đó bằng xe cứu thương. Họ nghĩ rằng tôi phải ngã và đập đầu vào đá. Không có gì chứng tỏ cho thấy tôi là ai. Tôi chưa bao giờ có thể nhớ được gì. Sau khi được xuất viện, tôi học chơi vĩ cầm. Tôi đã thành công. Bà Barry … tôi không biết tên em ngoại trừ một điều tôi yêu em, lần đầu tiên nhìn thấy em tôi đã nhận ra rằng em là người phụ nữ duy nhất trên thế giới đối với tôi – và … ồ, đại khái là như thế.

Helen cảm thấy trẻ lại. Đầu tiên một làn sóng tự hào và một chút hồi hộp ngọt ngào của sự phù phiếm đã tràn ngập khắp cô ấy; và rồi cô ấy nhìn Ramonti vào đôi mắt, và một cơn đau nhói cực lớn xuyên qua trái tim cô. Cô không ngờ tới cái cơn đau nhói này. Nó làm cô ngạc nhiên. Anh nhạc sĩ đã trở thành một nhân tố lớn trong cuộc đời cô, và cô đã không biết rõ được điều đó.

“Ông Ramonti,” cô buồn bã nói (đây không phải trên sân khấu, hãy nhớ, đó là ở ngôi nhà cũ gần Quảng trường Abingdon), “Tôi vô cùng xin lỗi, nhưng tôi là phụ nữ đã có chồng”.

Và rồi cô kể cho anh nghe câu chuyện buồn của cuộc đời cô, như một nữ  nhân vật chính phải làm, sớm hay muộn, kể cho người quản lý sân khấu hoặc cho một phóng viên.

Ramonti nắm lấy tay cô, cúi thấp và hôn nó, rồi đi lên phòng anh.

Helen ngồi xuống và nhìn buồn tiếc vào bàn tay cô. Vâng cô chỉ có thể như vậy. Ba người cầu hôn đã hôn nó, thắng cương những con chiến mã màu lang đỏ và cưỡi đi mất hút.

Khoảng một giờ sau, vị khách trọ thứ hai- người lạ bí ẩn với đôi mắt ám ảnh bước vào. Helen ngồi ở trong chiếc ghế xích đu gỗ liễu, đan một thứ vớ vẩn bằng bông gòn. Anh ta vội vã chạy ra từ cầu thang và dừng lại để trò chuyện. Ngồi đối diện ở bàn với cô, anh cũng tuôn ra câu chuyện tình yêu của mình. Và sau đó anh nói: “Helen, em không nhớ anh à? Anh nghĩ anh đã nhìn thấy nó trong mắt em. Em có thể tha thứ cho quá khứ và nhớ cái tình yêu đã kéo dài hai mươi năm không? Anh đã cư xử thật tệ với em…Anh sợ hãi khi quay lại gặp em – nhưng tình yêu của anh đã chế ngự lý trí của mình. Em có thể, sẽ tha thứ cho anh chứ? “

Helen đứng dậy. Người lạ mặt bí ẩn giữ một tay cô trong một cái siết mạnh mẽ và run rẩy.

Cô ấy đứng đó, và tôi thương hại cho sân khấu rằng nó đã không có được một cảnh như thế và cảm xúc của cô ấy để miêu tả.

Vì cô đứng với một trái tim bị chia xẻ. Tình yêu trinh nguyên, khó quên dành cho chú rể của cô là của cô; ký ức quý giá, thiêng liêng, vinh dự về lựa chọn đầu tiên của mình đã lấp đầy một nửa tâm hồn cô. Cô tựa vào cảm giác thuần khiết đó. Danh dự và niềm tin và sự lãng mạn ngọt ngào mãi mãi hướng theo cô ấy. Nhưng nửa kia của trái tim và tâm hồn cô chứa đầy một thứ khác – một ảnh hưởng mới sau này, đầy đặn hơn, gần gũi hơn. Và thế là, cái cũ phải chiến đấu chống lại cái mới.

Và trong khi cô ngập ngừng, từ căn phòng phía trên phát ra tiếng nhạc nhẹ nhàng, réo rắt của một cây vĩ cầm. Sự mệt mỏi, âm nhạc, làm say mê một số người cao quý nhất. Những con quạ có thể mổ lên ngực áo ai đó mà không làm anh ta bị thương, nhưng bất cứ ai đeo trái tim anh ấy trên màng tai của mình sẽ không mấy cách xa cái cổ.

Âm nhạc này và anh nhạc sĩ đến thăm cô ấy, ở bên cạnh cô ấy, và tình yêu cũ giữ cô ấy lại.

“Hãy tha thứ cho tôi đi,” anh này khẩn khoản.

“Hai mươi năm là một thời gian dài để ông tránh xa người mà ông nói đã yêu,” cô tuyên bố, với một cảm xúc hối lỗi.

“Tôi có thể nói thế nào bây giờ ?” anh ta nài nỉ. “Tôi sẽ không giấu diếm cô điều gì. Tối hôm đó khi chú rể bỏ đi, tôi đi theo anh ta. Tôi phát điên vì cơn ghen. Trên một con đường tối, tôi đánh anh ta. Anh ta không đứng dậy được nữa. Tôi đã kiểm tra anh ta. Đầu anh ta đã bị đập vào một hòn đá. Tôi không có ý định giết người. Tôi phát điên vì tình yêu và sự ghen tuông.Tôi trốn gần đó và thấy một chiếc xe cứu thương đưa anh ta đi. Mặc dù cô đã kết hôn với anh ta, Helen…”.

“Ông là ai hả ? “- Người phụ nữ kêu lên, với đôi mắt mở to, giơ tay ra.

“Cô không nhớ tôi ư, Helen – người luôn yêu em nhất? Tôi là John Delaney. Nếu em có thể tha thứ…”

Nhưng cô đã chạy vụt đi, nhảy lên, vấp ngã, vội vã, bay lên cầu thang về phía tiếng nhạc và anh ta – người đã quên hết quá khứ, nhưng người ấy biết cô vì anh là mỗi người trong hai sự tồn tại, và khi cô trèo lên tới, cô khóc nức nở, kêu  và hát: “Frank! Frank! Frank!”

Ba con người phàm trần như vậy đã choi trò tung hứng với nhiều năm trời như thể là những quả bóng bi-a và bạn tôi, phóng viên, không thấy điều gì buồn cười trong đó hay sao chứ !

https://americanliterature.com/author/o-henry/short-story/the-things-the-play

LỜI BÀN NGƯỜI DỊCH

Anh ta đang làm đám cưới, phù rể ghen tức, giành giật cô dâu và đánh ngã đến mất trí nhớ. Linh giác tình yêu đưa anh ta về chốn cũ. Còn kẻ thứ ba ghen tuông mù quáng kia thì chủ động tìm về chốn cũ để cầu hôn và thành thực nhận lỗi. Nữ nhân vật chính chung thủy mối tình đầu, dù có lúc xao lãng nhưng cuối cùng đoàn tụ người yêu.

Nhà văn và phóng viên là người dẫn chuyện và tranh luận với nhau.

Trong con mắt nhà văn, ba nhân vật kia với lối ứng xử như thế đều là nhân vật hài kịch .

Anh phóng viên thì cứ khăng khăng chuyện đời chẳng có gì vui vì cho rằng mình không thể viết chuyện hài từ những bi kịch.

Một quan điểm lý luận văn học khác của O Henry qua thiên truyện ngắn.

ND

CHÚ THÍCH

[1] *William Shakespeare (26 April 1564 – 23 April 1616) nhà thơ, nhà viết kịch Anh thời Phục Hưng Tây Âu

2 * Một phong tục phương Tây: ngay khi đám cưới chưa tan, khách khứa chưa về, hai cô dâu chú rể sẽ lên xe dời đi, đến một nơi xa để hưởng tuần trăng mật (ND).

3* Tam đoạn luận của Aristote: kiểu suy luận hình thức đi từ hai mệnh đề để tiến đến một kết luận tất yếu đã ngầm chứa trong hai mệnh đề đó. Tam đoạn luận gồm ba bộ phận: tiền đề lớn, tiền đề nhỏ, và kết luận.

[1] *William Shakespeare (26 April 1564 – 23 April 1616) nhà thơ, nhà viết kịch Anh thời Phục Hưng Tây Âu

[2] * Một phong tục phương Tây: ngay khi đám cưới chưa tan, khách khứa chưa về, hai cô dâu chú rể sẽ lên xe dời đi, đến một nơi xa để hưởng tuần trăng mật (ND).

3* Tam đoạn luận của Aristote: kiểu suy luận hình thức đi từ hai mệnh đề để tiến đến một kết luận tất yếu đã ngầm chứa trong hai mệnh đề đó. Tam đoạn luận gồm ba bộ phận: tiền đề lớn, tiền đề nhỏ, và kết luận.[3] *

Mây thẻ